Thời gian gần đây, các vụ ngộ độc thực phẩm với quy mô lớn xảy ra liên tiếp, đa số kết quả xét nghiệm các mẫu (bánh mì, thịt heo xá xíu, cơm gà, gà nướng…) đều dương tính với vi khuẩn Salmonella.
Theo các chuyên gia y tế, vi khuẩn Salmonella vào cơ thể người qua thức ăn uống, sinh độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, lượng lớn có thể gây n.hiễm t.rùng m.áu, dẫn tới t.ử v.ong.
Salmonella – thủ phạm của nhiều vụ ngộ độc lớn
Liên quan đến vụ hơn 500 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Băng tại TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, cơ quan chức năng xác định, đa phần các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân, mẫu nguyên liệu thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, E.coli.
Vi khuẩn Salmonella gần đây đã xuất hiện liên tục trong các vụ ngộ độc lớn ở nước ta khiến khiến hàng trăm người nhập viện ở Quảng Nam, Nha Trang, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh…
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương – Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP số 1 của TP Hà Nội kiểm tra siêu thị tại quận Đống Đa, Hà Nội.
Qua kiểm nghiệm cho thấy, nguyên nhân chính gây ra các vụ ngộ độc là do các cơ sở bảo quản và chế biến thực phẩm không đảm bảo dẫn đến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. So với E.coli, ngộ độc do Salmonella có triệu chứng nặng, nguy hiểm hơn. Ngộ độc thực phẩm do Salmonella có thể xuất hiện một ngày sau ăn, nhưng cũng có trường hợp sau 4-5 ngày. Vi khuẩn này sinh độc tố chủ yếu làm tổn thương về đường tiêu hóa.
Đề cập đến vấn đề này, TS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Salmonella phát triển rất nhanh ở môi trường nóng ẩm 35-37 độ C. Khi vi khuẩn phát tán thường khu trú vào các bề mặt thực phẩm như thịt, cá, rau, củ, quả, trứng, trái cây và thực phẩm chế biến sẵn.
Người dân sau khi dùng thực phẩm nhiễm khuẩn, thường có triệu chứng buồn nôn, choáng váng, sốt, đau bụng, sau đó xuất hiện nôn mửa và đi ngoài nhiều lần, các biểu hiện mất nước, n.hiễm t.rùng. “Tuy nhiên, có tới 8% trường hợp vi khuẩn đi sâu vào m.áu gây nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và dễ t.ử v.ong, đặc biệt là với trường hợp nhiễm vi khuẩn quá nhiều và cơ thể yếu” – TS Nguyễn Trung Nguyên lưu ý.
Phòng tránh nhiễm khuẩn
Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa cho biết, đa phần bệnh nhân ngộ độc thực phẩm do nhóm vi sinh vật ít nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nhiễm vi khuẩn Salmonella hoặc Botulinum, bệnh nhân dễ diễn biến nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Đáng chú ý, vi khuẩn Salmonella có thể gây n.hiễm t.rùng nặng và nghiêm trọng, đặc biệt là ở t.rẻ e.m hoặc người cao t.uổi và những người có hệ miễn dịch kém. Nếu không bù điện giải và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng, từ nhẹ đến rất nghiêm trọng và thậm chí gây t.ử v.ong.
Vi khuẩn Salmonella có thể xuất hiện ở bất cứ loại thịt động vật sống nào, phổ biến nhất là thịt gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng. Trong quá trình chế biến, người làm không tuân thủ nguyên tắc chế biến thực phẩm sống – chín, không rửa tay sạch sẽ khiến vi khuẩn từ thực phẩm sống nhiễm sang chín và nhanh chóng sinh sôi. Lượng vi khuẩn càng nhiều, độc tố sinh ra càng lớn.
Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội Đặng Thanh Phong cho hay, thời tiết nắng nóng là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển trong các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể, người dân, cơ sở cần thực hiện các điều kiện quy định chặt chẽ về an toàn thực phẩm ATTP trong kinh doanh dịch vụ ăn uống như nguồn nguyên liệu, cơ sở chế biến, và bảo quản thực phẩm. Người chế biến thực phẩm phải đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn.
Đối với người tiêu dùng, nên chọn mua, sử dụng thực phẩm của những cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đảm bảo ATTP, thận trọng với các thực phẩm được bày bán ngoài lề đường, hàng rong, nhất là những món ăn được chế biến sẵn.
Test nhanh mẫu thực phẩm tại một siêu thị (quận Đống Đa, Hà Nội).
Theo Viện Y học ứng dụng, Tổng hội Y học Việt Nam, Salmonella đào thải ra khỏi cơ thể qua phân của người và động vật bị nhiễm bệnh. Những người khác bị nhiễm khuẩn khi tay, thực phẩm, hoặc đồ vật dính phân bị nhiễm khuẩn được cho vào miệng. Những người bị nhiễm Salmonella có thể truyền vi khuẩn sang người khác nếu họ không rửa sạch tay của mình sau khi đi vệ sinh.
Do đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo, để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, người dân lưu ý thực hiện rửa tay sạch; giữ khu vực nấu ăn và dụng cụ chuẩn bị thực phẩm luôn sạch sẽ; để riêng thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm tươi sống; không nên ăn trứng sống hoặc thực phẩm nấu chưa chín…
Bên cạnh đó, người dân nên sử dụng nước sạch và thực phẩm an toàn; đun nấu kỹ thực phẩm và bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
Vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì: Đồng Nai họp khẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm
Sau vụ 500 người ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì ở TP.Long Khánh, chiều 7.5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai tổ chức cuộc họp khẩn với các địa phương bàn công tác quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ trên địa bàn.
Cuộc họp được diễn ra sau khi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai xảy ra vụ hơn 500 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì của tiệm bánh mì Cô Băng tại P.Xuân Bình, TP.Long Khánh.
Khoảng 20% cơ sở kinh doanh bánh mì có giấy phép
Bác sĩ Trịnh Bửu Lễ, Giám đốc Trung tâm y tế TP.Long Khánh cho biết, toàn thành phố hiện có 132 cơ sở kinh doanh bánh mì thì chỉ khoảng 20% cơ sở có giấy phép kinh doanh, còn lại không có giấy phép kinh doanh. Vào tháng 6.2021, trên địa bàn xảy ra 1 vụ ngộ độc bánh mì với khoảng 250 người phải nhập viện. Tuy nhiên, các bệnh nhân bị ngộ độc nhẹ, không nguy hiểm. Sau khi xảy ra sự cố, chủ cơ sở đã chi khoảng 2 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.
“Còn vụ ngộ độc bánh mì mới đây, chủ tiệm bánh mì Cô Băng đã liên hệ với các bệnh viện để thanh toán t.iền viện phí cho các bệnh nhân”, bác sĩ Trịnh Bửu Lễ thông tin.
Cơ quan chức năng kiểm tra tiệm bánh mì Cô Băng vào chiều ngày 3.5. Ảnh GIA KHÁNH
Cũng theo bác sĩ Lễ, vàonăm 2023, P.Xuân Bình có tổ chức tập huấn kiến thức cho các hộ kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, chủ tiệm bánh mì Cô Băng cũng tham dự nhưng không hiểu sao không được cấp giấy tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
Sau sự cố xảy ra vụ ngộ độc, trong 4 – 5 ngày qua, các phường, xã trên địa bàn TP.Long Khánh đang tăng cường thanh, kiểm tra các cơ sở thức ăn đường phố trên địa bàn.
Khó xử phạt hành chính
Tại cuộc họp, đại diện các huyện, thành phố nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố. Trong đó, qua kiểm tra, lực lượng chức năng, nhất là ở cấp xã chủ yếu là nhắc nhở chứ không phạt vi phạm hành chính.
Trong khi đó, theo báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Đồng Nai, trong 4 tháng đầu năm 2024, ngành y tế thực hiện thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất hơn 4.100 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn.
Bà Võ Thị Ngọc Lắm, Phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai chủ trì cuộc họp. Ảnh C.T.V
Kết quả, có gần 4.000 cơ sở đạt, đủ điều kiện về an toàn thực phẩm, 18 cơ sở vi phạm bị xử phạt số t.iền hơn 196 triệu đồng. Các lỗi vi phạm chủ yếu là: không thực hiện quy định của pháp luật về chế độ kiểm thực 3 bước, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã hết hiệu lực…
Theo nội dung tại cuộc họp, UBND TP.Long Khánh cũng đã chuyển vụ việc liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn cho Cơ quan CSĐT Công an TP.Long Khánh để tiếp tục điều tra làm rõ.
Chủ trì cuộc họp, bà Võ Thị Ngọc Lắm, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, đã đề nghị cần tăng cường sự phối hợp giữa các đơn vị trong công tác quản lý; cán bộ cấp xã phụ trách địa bàn cần tham mưu cấp huyện khi phát hiện cơ sở vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm để xử lý kịp thời, nhằm ngăn chặn những sự cố đáng tiếc xảy ra đối với công tác quản lý vệ sinh.
Ngộ độc do nhiễm vi khuẩn Salmonella và E.coli
Chiều tối 7.5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai phát đi thông cáo báo chí về vụ ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì trên địa bàn TP.Long Khánh
Theo thông cáo, tính đến 16 giờ 30 ngày 7.5 (ngày thứ 7 sau khi ghi nhận trường hợp đầu tiên ngộ độc thực phẩm đầu tiên – PV) có 547 trường hợp nhập viện. Trong đó, 466 trường hợp xuất viện, 81 trường hợp được theo dõi, điều trị tại bệnh viện. Ca bệnh tiên lượng rất nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp tục có tiến triển tốt, sinh hiệu ổn định, hết sốt, dự kiến cai máy thở trong 1 – 2 ngày tới; các trường hợp nặng khác sức khỏe đã ổn định.
Vụ ngộ độc bánh mì ở TP.Long Khánh được xác định có liên quan đến vi khuẩn Salmonella. Ảnh GIA KHÁNH
Kết quả xét nghiệm bằng phương pháp PCR và cấy phân tìm tác nhân gây ngộ độc trên 29 mẫu bệnh phẩm do các bệnh viện và Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện ghi nhận: 16/29 mẫu dương tính đồng thời với 2 chủng vi khuẩn Salmonella và E.coli; 9/29 mẫu dương tính với vi khuẩn E.coli. Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm lấy tại cơ sở bánh mì Cô Băng khi vụ ngộ độc xảy ra do Viện Y tế công cộng TP.HCM thực hiện, ghi nhận: 4/8 mẫu thực phẩm như: patê, thịt heo đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua, có kết quả phát hiện vi khuẩn Salmonella.
Qua phân tích các kết quả xét nghiệm trên có thể kết luận nguyên nhân ra vụ gây ngộ độc thực phẩm có liên quan đến vi khuẩn Salmonella.
Salmonella là loại vi khuẩn gây ra bệnh tiêu chảy, thường xuất hiện qua đường ăn uống. Khi xâm nhập vào cơ thể, Salmonella sinh ra độc tố làm tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đến các triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…
Theo Tổ chức Y tế thế giới, ngộ độc Salmonella có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: mất nước nặng, suy đa cơ quan, thậm chí t.ử v.ong. Đặc biệt, t.rẻ e.m và người già là những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nặng nề bởi ngộ độc Salmonella do hệ miễn dịch của họ còn yếu.
Vi khuẩn Salmonella thường có trong thịt gia súc, gia cầm sống hoặc chưa được nấu chín. Ngoài ra, vi khuẩn này cũng có thể lây nhiễm qua rau củ quả chưa được rửa sạch hoặc sữa chưa được tiệt trùng.
Để phòng ngừa ngộ độc Salmonella, người dân cần lưu ý ăn chín, uống chín, đặc biệt là thịt gia súc, gia cầm, trứng và hải sản; rửa sạch tay trước khi chế biến và ăn uống; rửa sạch rau củ quả trước khi ăn; bảo quản thực phẩm đúng cách.