Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (tỉnh Phú Thọ) vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân nam (46 t.uổi, trú tại xã Văn Miếu, Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng, mạch nhanh.
Trước đó ở nhà 1 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau bụng liên tục vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, có t.iền sử lạm dụng rượu. Ngay lập tức, bệnh nhân được các bác sĩ thăm khám, chỉ định cận lâm sàng.
Kết quả xét nghiệm công thức m.áu cho thấy, chỉ số mỡ m.áu Triglycerid tăng cao 80mmol/L (giới hạn bình thường
Bác sĩ thăm khám, lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân viêm tụy cấp.
Sau 72 giờ điều trị tích cực, người bệnh hết đau, hết chướng bụng; kết quả xét nghiệm chỉ số mỡ m.áu Triglycerid giảm xuống 2,7mmol/L, các chất chỉ định viêm trong m.áu giảm, được tập ăn trở lại, dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Theo BSCKI. Hà Đức Giang – Phó Trưởng Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực chống độc (Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ), viêm tụy cấp là tình trạng tổ chức viêm đột ngột, có những trường hợp diễn biến nhanh, nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời sẽ gây các biến chứng như: trụy mạch, tổn thương thận, gan, phổi nặng, rối loạn đông m.áu, … rất nguy hiểm tới tính mạng.
Các nguyên nhân dẫn tới viêm tụy cấp bao gồm: uống nhiều rượu bia, sỏi mật, n.hiễm t.rùng, rối loạn chuyển hóa, chấn thương… Đặc biệt, một người nếu uống nhiều bia rượu sẽ khiến cho các ống nhỏ có nhiệm vụ dẫn lưu dịch trong tuyến tụy bị hẹp, dần dần gây tắc nghẽn và hệ quả là bị viêm tụy cấp.
Nếu thói quen uống rượu bia diễn ra liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn tới viêm tụy mạn tính. Người bệnh có thể gặp hiện tượng viêm tụy cấp sau 1 bữa ăn nhiều chất hoặc một lần uống nhiều bia rượu, điều này khiến không ít người lầm tưởng rằng các triệu chứng của viêm tụy cấp là biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm.
Khi có các triệu chứng điển hình cảnh báo như: đau bụng đột ngột, mức độ từ nhẹ đến nặng, cơn đau bụng cấp vùng thượng vị, hạ sườn trái hoặc phải, đau lan ra sau lưng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc bí trung đại tiện cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, phát hiện, điều trị kịp thời tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Rượu, bia gây viêm tụy cấp là nguyên nhân phổ biến thứ 2 sau sỏi mật. Để phòng, tránh viêm tụy cấp do rượu, bia gây ra, chúng ta cần hạn chế tối đa rượu, bia, t.huốc l.á… nạp vào cơ thể mỗi ngày, cần hạn chế ăn mặn, có chế độ ăn uống khoa học.
Cần tăng cường chất xơ có trong các loại rau củ quả và ăn ít chất béo; không ăn đồ tái, sống, uống nhiều nước mỗi ngày; nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để được phát hiện những chỉ số bất thường và điều trị bệnh kịp thời.
Cà chua ăn sống hay nấu chín tốt hơn?
Cà chua là thực phẩm phổ biến có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe từ bổ mắt tới phòng ngừa ung thư, mỡ m.áu, ngăn chặn biến cố tim mạch, tăng sức đề kháng.
Các thành viên trong gia đình tôi đều thích ăn cà chua. Tôi dùng cà chua làm canh, nước ép, salad. Khi có người ốm, mẹ tôi thường nấu chín cà chua, nghiền nát, lọc lấy nước uống. Xin chuyên gia tư vấn sử dụng cà chua sống hay chín sẽ tốt hơn? Xin cảm ơn. (Vũ Minh Hằng – Thanh Xuân, Hà Nội)
Lương y Bùi Đắc Sáng – Hội Đông Y Hà Nội trả lời:
Cà chua có nhiều loại khác nhau tùy theo mỗi nơi trồng. Ví dụ cây cà kiu (cà chua ta) có lá mỏng, quả hình cầu bé, chua hơn. Loại quả to gọi là cà chua tây có nguồn gốc ở Nam Mỹ, nay được trồng phổ biến khắp nước ta để lấy quả ăn, nấu canh giấm, làm mứt, tương ớt, xốt cà chua…
Cà chua là loại thực phẩm hằng ngày nhưng nhiều người không biết rõ tác dụng như thế nào. Loại quả này chứa nhiều lycopene là chất chống oxy hóa rất tốt với sức khỏe. Một số nghiên cứu cho thấy chất này hỗ trợ ngăn ngừa bệnh lý tim mạch, mỡ m.áu; có khả năng dự phòng ung thư.
Bảng so sánh dinh dưỡng của cà chua và các thực phẩm khác (100g):
Trong 100g cà chua chứa 20% lượng vitamin A cần cho mỗi ngày; vitamin C (20-25%) tăng cường miễn dịch. Vì vậy, khi bạn ốm, mệt mỏi, bổ sung cà chua sẽ tăng cường đề kháng. Cà chua còn giàu vitamin K tốt cho thành mạch, có khả năng chống đông m.áu. Cà chua có kali tăng đào thải muối, tốt cho người bị tăng huyết áp.
Theo Đông y, cà chua có tính chua, ngọt, nhạt, mát, có tác dụng bổ huyết, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa, điều hòa bài tiết.
Cà chua có thể ép nước dành cho trường hợp suy nhược cơ thể, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mạn tính, bị sung huyết, m.áu đặc dính (mỡ m.áu), xơ cứng tiểu động mạch, đau khớp, thống phong, urê huyết cao, sỏi niệu đạo, sỏi mật, táo bón, viêm ruột.
Cà chua có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Ảnh: Freepik.
Cà chua có hai cách sử dụng là nấu chín hoặc ăn sống. Cà chua chứa lycopene khi nấu chín sẽ giúp tăng hấp thụ hơn khi ăn sống. Cà chua cũng có axit oxalic, nếu ăn nhiều dễ gây sỏi thận nhưng nấu chín, axit này có thể bay hơi.
Một số nghiên cứu cho rằng cà chua nấu chín tốt hơn ăn sống. Tuy nhiên, theo tôi, bạn chọn nấu chín hay ăn sống tùy vào món ăn. Ví dụ, khi làm salad, nước ép, bạn có thể ăn sống cà chua như trái cây thông thường. Cà chua cũng có thể nấu chín khi làm các món xốt, hấp, nước canh.
Lưu ý, người đang dùng thuốc chống đông hạn chế ăn cà chua. Người đau dạ dày, tá tràng cẩn trọng vì cà chua vẫn chứa axit gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Không nên dùng cà chua chưa chín vì chứa chất kiềm, ăn xong thấy vị chát ở miệng, ăn nhiều dễ bị trúng độc.