Nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet cho thấy, có khoảng 20% người trên thế giới mắc bệnh hoặc thậm chí mắc bệnh ung thư vì ăn uống ‘không lành mạnh’.
Việt Nam là một quốc gia có nền ẩm thực vô cùng phong phú. Có đủ các loại thịt từ gà, vịt, cá, bò, lợn… Và đa dạng các cách chế biến từ luộc, nướng, chiên. Tuy nhiên, một số thói quen ăn uống sai lầm đang ngày ngày giết chết sức khỏe của chúng ta. Thậm chí, có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí y khoa The Lancet cho thấy, có khoảng 20% người trên thế giới mắc bệnh hoặc thậm chí mắc bệnh ung thư vì ăn uống “không lành mạnh”.
“Không lành mạnh” ở đây bao gồm cả về nguyên liệu, cách chế biến lẫn cách mà chúng ta ăn. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí The Lancet đã chỉ rõ sau khi so sánh các quốc gia có dân số đông trên thế giới, Trung Quốc đứng đầu thế giới về tỷ lệ gây ung thư do vấn đề ăn uống.
Bỏ ngay 3 thói quen này khi ăn uống, ung thư có thể càng xa bạn
1. Bỏ thói quen ăn đồ nóng: Giảm nguy cơ mắc ung thư miệng, ung thư thực quản
Ăn đồ nóng là thói quen của nhiều người dân châu Á, đặc biệt là người trung niên và cao tuổi, họ cho rằng ăn đồ nóng sẽ tốt hơn, giúp bụng ấm hơn.
Nhưng trên thực tế, bất kể là miệng hay thực quản đều không thể chịu được thực phẩm quá nóng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từng lên tiếng cảnh báo rằng tiêu thụ thực phẩm trên 65 độ C có thể làm tổn thương thực quản, khoang miệng và vòm họng, lâu ngày sẽ sinh ra ung thư ở các cơ quan này.
WHO khuyến cáo để tránh làm tổn thương cơ thể và phòng ngừa ung thư thực quản thì trước khi ăn, chúng ta nên chờ thực phẩm nguội bớt trong khoảng 50-60 độ C. Khi ăn lẩu, bạn nên hình thành thói quen gắp đồ ăn ra bát rồi mới từ từ thưởng thức.
2. Hạn chế ăn thịt đỏ: Giảm ung thư đại trực tràng
Theo WHO, thịt đỏ là tất cả các loại thịt cơ bắp của động vật có vú, bao gồm thịt bò, thịt bê, thịt lợn, thịt cừu và thịt dê.
Dù lành mạnh hơn thịt chế biến sẵn nhưng thịt đỏ vẫn được WHO xếp vào danh sách chất gây ung thư Nhóm 2A nghĩa là “có thể gây ung thư cho con người”. Ăn nhiều thịt đỏ có mối liên hệ mạnh nhất với ung thư đại trực tràng, tuy nhiên, cũng có bằng chứng về sự liên quan đến cả ung thư tuyến tụy và tuyến tiền liệt.
Một nghiên cứu được công bố bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford, Anh năm 2007 cho biết thịt đỏ chứa một loại protein có khả năng làm tổn thương ruột người, làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Ăn thịt đỏ thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến việc tăng cholesterol và tăng huyết áp, cả hai đều có thể dẫn đến bệnh tim và làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư. Một số nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và thậm chí có thể làm giảm tuổi thọ của một người.
Hội đồng Ung thư Úc khuyến cáo rằng, để giảm nguy cơ ung thư, bạn không nên ăn quá 65-100g thịt đỏ nấu chín mỗi tuần.
Thay vì tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ, các chuyên gia khuyên nên đổi thịt đỏ thành các loại đậu, thịt trắng hoặc cá… để nuôi dưỡng cơ thể tốt hơn.
3. Không ăn quá nhiều dầu mỡ: Ngăn ngừa ung thư gan
Bác sĩ Chen Hong (bác sĩ trưởng khoa Tiêu hóa của bệnh viện Zhongda, trực thuộc Đại học Đông Nam, Trung Quốc) cho hay nguyên nhân gây ung thư hàng đầu đều xuất phát từ thói quen ăn uống hàng ngày.
Ông đặc biệt nhấn mạnh việc từ bỏ thói quen ăn nhiều dầu mỡ. Chất béo khi đi vào trong cơ thể cần được gan chuyển hóa. Khi hàm lượng chất béo quá nhiều sẽ tạo thêm gánh nặng cho gan, dễ gây ra gan nhiễm mỡ, ảnh hưởng đến chức năng gan, và cuối cùng làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Thay vì dùng phương pháp chiên rán, bác sĩ khuyên nên thay thế bằng phương pháp hấp, luộc thực phẩm.