Chè đắng là dược liệu để pha nước uống như trà hàng ngày có tác dụng tăng cường sức khỏe, giảm huyết áp, hạ mỡ m.áu…
nhưng những ai không nên dùng?
1. Công dụng của chè đắng
Chè đắng được chế biến từ lá non của cây chè đắng tại các tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Bắc Cạn, Hòa Bình. Ở Trung Quốc, chè đắng được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước, gọi là “khổ đinh trà”. Để làm thuốc, lá chè đắng sau khi thu hái đem về tãi mỏng, phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhỏ lửa cho khô. Khi dùng sao khô cho thơm.
Theo Đông y, chè đắng là loại thuốc có vị đắng và rất lạnh (đại hàn), lợi vào 3 kinh Can, Phế và Vị; có tác dụng tán phong nhiệt (giải nhiệt), thanh đầu mục ( tỉnh táo đầu óc), trừ phiền khát; dùng chữa đau đầu, đau răng, đau mắt đỏ, ù tai, nặng tai, kiết lỵ…
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, chè đắng có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa cao huyết áp, hạ mỡ m.áu, trợ tim, an thần, sát khuẩn, chống viêm, bảo vệ gan, giải độc, lợi mật, lợi tiểu …
2. Cách dùng chè đắng trong phòng chữa bệnh
– Dùng độc vị: Lá chè đắng phơi khô ủ cho mềm, cuộn lại như tổ sâu kèn, bảo quản dùng dần. Ngày dùng 1-2g (tương đương với 1- 2 lá đã cuộn tổ), hãm với nước sôi trong bình kín, uống cho đến khi nước chè loãng thì thôi.
Chè đắng cuộn lại như tổ sâu kèn
– Dùng phối hợp: Lá chè đắng và lá bạch quả lượng 2 thứ bằng nhau, tán bột mịn, trộn đều, mỗi lần dùng 1g, pha uống như trà.
3. Một số trường hợp sau không nên dùng chè đắng
Chè đắng thuộc nhóm thuốc “thanh nhiệt tả hỏa”, nên dễ gây tổn thương dương khí và ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa của tỳ vị.
Một số trường hợp sau không nên dùng chè đắng:
3.1. Người thể chất hư hàn (dương hư)
Đặc điểm của người thể chất hư hàn là sợ lạnh, chân tay lạnh, tinh thần uể oải, người mệt mỏi, sắc diện nhợt nhạt, vã mồ hôi (tự hãn), tiểu tiện trong dài, đại tiện lỏng nhão, đau bụng tiêu chảy; chất lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng …
Người thể chất hư hàn sau khi uống lá chè đắng có cảm giác lạnh lên nhiều, dễ bị đau bụng tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
3.2. Người bị bệnh dạ dày
Người bị viêm dạ dày mạn tính, Đông y gọi là “tỳ vị hư hàn”, thường có những biểu hiện rất dễ bị đau bụng tiêu chảy khi bụng bị nhiễm lạnh hoặc ăn thức ăn có tính lạnh. Uống chè đắng, sẽ khiến các chứng trạng bệnh dạ dày càng thêm trầm trọng.
Người bị viêm dạ dày không nên dùng chè đắng
3.3. Người bị cảm lạnh
Người bị cảm lạnh mà lại uống chè đắng, ắt sẽ cản trở quá trình phát tán phong hàn, sẽ khiến bệnh kéo dài, hoặc có thể dẫn đến những biến chứng ngoài sự mong muốn.
3.4. Phụ nữ có bệnh thống kinh
Cơ thể phụ nữ trong thời kỳ có kinh, đang ở trong trạng thái mất m.áu, sức đề kháng của cơ thể suy giảm. Nếu uống chè đắng, một loại nước uống có tính đại hàn, dẫn tới tình trạng khí huyết ngưng kết khó bài xuất ra ngoài, gây nên thống kinh (đau bụng khi hành kinh), thậm chí có thể gây rối loạn k.inh n.guyệt.
Những phụ nữ bị mắc bệnh thống kinh, ngay cả trong những ngày bình thường, khi không có kinh, nói chung cũng không nên sử dụng chè đắng.
3.5. Người cao t.uổi, t.rẻ e.m, phụ nữ sau sinh…
Người cao t.uổi dương khí đã suy, hoặc trẻ nhỏ dương khí vẫn còn non nớt, nói chung không nên uống chè đắng, vì uống chè đắng vào, dễ dẫn đến những tác dụng phụ bất lợi, như rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng tiêu chảy.
Phụ nữ vừa mới sinh con, cơ thể suy nhược, chè đắng có tính đại hàn, không những không có lợi đối với sự phục hồi của tử cung, mà còn có thể gây tổn thương tỳ vị dẫn đến tình trạng lạnh bụng, đau bụng, tiêu hóa yếu
Cuối cùng, cũng nên lưu ý, thực nghiệm trên động vật cho thấy, chè đắng có tác dụng chống thụ thai ở chuột, với hiệu suất lên tới 80%. Do đó phụ nữ có thai hoặc chuẩn bị có thai không dùng chè đắng.
10 loại trái cây có thể giúp giảm mức cholesterol một cách tự nhiên
Thêm những loại trái cây này vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm mức cholesterol một cách tự nhiên.
Theo The Times of India, cholesterol cao là kẻ g.iết n.gười thầm lặng. Ngoài việc phụ thuộc vào thuốc, lý tưởng nhất là áp dụng các biện pháp tự nhiên để kiểm soát cholesterol. Dưới đây là 10 loại trái cây có thể giúp giảm cholesterol một cách tự nhiên.
Ổi
Giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, ổi có thể giúp giảm mức cholesterol LDL (cholesterol “xấu”) và cải thiện sức khỏe tim mạch. Hàm lượng kali cao của nó cũng hỗ trợ quản lý huyết áp.
Ổi giàu chất xơ có thể giúp giảm cholesterol “xấu”, một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh tim. Ảnh: Pexels
Lựu
Lựu chứa polyphenol và punicalagin, có thể làm giảm quá trình oxy hóa cholesterol LDL và tăng cường sức khỏe tim mạch. Nó cũng là một nguồn chất xơ và vitamin tốt.
Đu đủ
Đu đủ có chứa papain, một loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa và có thể giúp giảm mức cholesterol. Nó cũng giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, hỗ trợ sức khỏe tổng thể.
Táo
Táo có nhiều chất xơ hòa tan, đặc biệt là pectin, có thể giúp giảm mức cholesterol LDL. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm viêm.
Cam
Cam rất giàu vitamin C và chất xơ, có thể giúp giảm mức cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch. Các flavonoid trong cam cũng có đặc tính chống oxy hóa.
Chuối
Chuối là nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp điều hòa huyết áp và có thể làm giảm mức cholesterol. Chúng cũng chứa chất xơ và chất chống oxy hóa hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Xoài
Xoài rất giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm mức cholesterol và giảm viêm. Hàm lượng chất xơ của chúng cũng hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.
Dưa hấu
Dưa hấu có lượng calo thấp và hàm lượng nước cao, khiến nó trở thành loại trái cây có tác dụng dưỡng ẩm và thân thiện với cholesterol. Nó chứa lycopene, có thể giúp giảm mức cholesterol LDL.
Kiwi
Kiwi chứa nhiều vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hóa, có thể giúp giảm mức cholesterol LDL và cải thiện sức khỏe tim mạch. Hàm lượng kali của nó cũng hỗ trợ quản lý huyết áp.
Nho
Nho chứa resveratrol, một hợp chất có đặc tính chống oxy hóa có thể giúp giảm mức cholesterol và giảm viêm. Chúng cũng là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin tốt.