Được xem như ‘kẻ g.iết n.gười thầm lặng’, bệnh lao gây t.ử v.ong khoảng 13.000 người Việt mỗi năm.
Năm 2023, Chương trình Chống lao Quốc gia ghi nhận hơn 106.000 ca mắc bệnh lao, tăng so với các năm trước. Trong đó, nhiều bệnh nhân lao không được phát hiện và điều trị kịp thời khiến bệnh lây lan trong cộng đồng.
Tưởng chỉ ho lâu ngày
Sau hơn 2 tháng trời tự mua thuốc uống nhưng các cơn ho không dứt, chị NTHT (21 t.uổi, ngụ Hà Nội) mới biết mình mắc lao phổi sau khi được làm các xét nghiệm chuyên sâu tại Bệnh viện Phổi Trung ương (Hà Nội).
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân lao tại Bệnh viện Phổi Trung ương. Ảnh: BVCC
Điều khiến chị H và gia đình sốc là không biết chị lây bệnh lao từ đâu. Sau khi nghe các bác sĩ giải thích về căn bệnh, hiểu được bệnh lao có thể chữa được, chị H và gia đình mới dần ổn định tâm lý. Hiện chị H đang theo phác đồ điều trị kéo dài 6 tháng.
Cũng đang điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung ương, bà ĐTV (52 t.uổi, ngụ Quảng Bình), kể thi thoảng bà có đi kiểm tra sức khỏe theo các chương trình ở địa phương nhưng không có vấn đề gì. Gần đây, thấy mệt mỏi trong người, nghĩ do lao động vất vả nên bà tự mua thuốc bổ uống.
Trong một lần khám sàng lọc cộng đồng, bác sĩ thông báo bà mắc bệnh lao. Hiện sau 5 tháng điều trị, sức khỏe bà V đã cải thiện nhưng vẫn chưa thể sinh hoạt lại như bình thường.
Bệnh diễn tiến âm thầm, khó nhận biết
Theo bác sĩ Đinh Văn Lượng, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Trưởng ban điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia, bệnh lao được xem như “kẻ g.iết n.gười thầm lặng”. Khi mắc bệnh, người bệnh thường không có triệu chứng rõ rệt, điển hình. Khi đã có triệu chứng sốt nhẹ, ho kéo dài, ho ra m.áu… thì bệnh đã nặng.
“Hiện bệnh lao vẫn là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu trong các bệnh truyền nhiễm, tuy vậy không ai bị mắc bệnh lao mà t.ử v.ong ngay do bệnh thường kéo dài âm thầm và phát hiện muộn. Từ khi phát bệnh đến khi t.ử v.ong thì bệnh đã lây sang rất nhiều người khác” – bác sĩ Lượng thông tin.
Còn bác sĩ Lã Quý Hương, khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, bệnh lao do vi khuẩn lao gây nên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà thời gian ủ bệnh có thể khác nhau. Trong thời gian ủ bệnh, người bệnh hầu như không có hoặc có rất ít triệu chứng.
Đối với những bệnh nhân lao tiến triển, các triệu chứng phổ biến nhất là ho, ho có đờm, ho khan, ho kéo dài hơn 2 tuần, ngoài ra có thể có các triệu chứng như đổ mồ hôi về đêm, gây sút cân, đau tức ngực, khó thở.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao như sống cùng nhà, tiếp xúc gần với bệnh nhân lao… thì dù không có triệu chứng vẫn nên đi khám để sàng lọc bệnh lao.
Đáng lưu ý, vào mùa hè, thời tiết nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lao tồn tại trong môi trường, tăng nguy cơ người lành tiếp xúc với bệnh lao. Cùng với đó, khi người dân thường xuyên sử dụng điều hòa khiến lưu thông không khí trong phòng bị hạn chế cũng khiến vi khuẩn lao lưu trú lâu hơn trong không khí, tăng nguy cơ truyền nhiễm bệnh lao.
“Bệnh lao là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi, nhiều trường hợp không để lại biến chứng gì nếu được điều trị kịp thời” – bác sĩ Hương nói.
Hướng tới chấm dứt bệnh lao vào năm 2035
Trong năm 2023, số người bệnh lao được phát hiện tăng đáng kể (106.086 bệnh nhân). Trong đó, phát hiện lao kháng đa thuốc là 3.775 bệnh nhân. Theo Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, những con số này thể hiện số người mắc bệnh lao ởViệt Nam đang khá cao.
Những năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bệnh lao như áp dụng biện pháp phát hiện ca bệnh chủ động trong cộng đồng. Tuy nhiên, theo ông Lượng, việc phát hiện lao chủ động chủ yếu được phát hiện ở các nhóm có nguy cơ cao, chỉ chiếm 60% tổng số bệnh nhân lao ước tính.
“Nhiều người bệnh sợ bị kỳ thị nên không tham gia điều trị kịp thời. Nhiều người bệnh khi phát hiện được, đã không còn ở địa bàn, khu vực cũ, nên khó tìm nguồn lây nhiễm, nhiều ca bệnh bị sót”, ông Lượng nói.
Tuy nhiên, theo ông Lượng, Việt Nam hiện có đầy đủ điều kiện để hành động quyết liệt hơn hướng đến “thanh toán” bệnh lao vào năm 2035. “Chỉ cần tăng cường tuyên truyền để toàn dân có thêm hiểu biết về bệnh và tham gia chương trình phòng, chống bệnh. Đồng thời, cần gắn kiểm soát lao với y tế cơ sở. Việc kiểm soát lao chủ động, gắn với y tế cơ sở chính là gốc rễ, cơ sở để chấm dứt bệnh lao” – ông Lượng nhấn mạnh.
Việt Nam hiện là một trong 7 quốc gia được tổ chức WHO chỉ định thử nghiệm vaccine lao ở giai đoạn 3 (ứng dụng trên người). Cuối năm 2024, Việt Nam sẽ chính thức triển khai thử nghiệm. Ông Lượng kỳ vọng, nếu việc triển khai thử nghiệm thành công và kết hợp cùng các phương pháp điều trị sẵn có, mục tiêu kết thúc thúc lao vào năm 2035 tại Việt Nam hoàn toàn có khả năng.
4 món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi
Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh. Cung cấp đúng, đủ chất dinh dưỡng cho bệnh nhân nói chung và bệnh nhân lao phổi nói riêng là một việc làm rất cần thiết.
Kết hợp dùng thuốc, tập luyện… với dinh dưỡng sẽ mang đến hiệu quả cao hơn trong điều trị bệnh lao phổi.
1. Các yếu tố nguy cơ khi bệnh nhân lao không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chế độ dinh dưỡng nghèo nàn ở bệnh nhân mắc lao có liên quan đến tăng tần suất, mức độ nghiêm trọng của bệnh và tỷ lệ t.ử v.ong tăng gấp 2 đến 4 lần. Ngoài ra, còn có nguy cơ cao gấp 5 lần tổn thương gan do thuốc.
Không tăng cân hoặc tăng cân chậm trong điều trị lao cũng làm tăng nguy cơ tái phát bệnh lao ngay cả sau khi điều trị khỏi hoàn toàn lao.
Dinh dưỡng có liên quan đến bệnh lao, bao gồm:
Mức độ nghiêm trọng của bệnh: Tăng mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ t.ử v.ong cao hơn ở người mắc lao suy dinh dưỡng.
Điều trị: Tăng tác dụng phụ (nhiễm độc gan), kém hấp thu các thuốc như rifampicin, tăng tái phát sau khi khỏi bệnh, chậm chuyển đổi đờm ở bệnh nhân lao bị thiếu dinh dưỡng.
Lây truyền bệnh lao trong gia đình: Tăng nguy cơ mắc bệnh lao ở những người tiếp xúc thiếu dinh dưỡng.
Phục linh nấu cháo tốt cho người bệnh lao phổi.
2. Một số món ăn, bài thuốc tốt cho người bệnh lao phổi
2.1.Cháo phục linh
Thành phần: Phục linh 50g, gạo di (gạo tẻ xát dối) 60g, gạo nếp 100g.
Cách làm: Phục linh trắng nghiền nát cho vào nồi, thêm 300ml nước, đun đến khi chỉ còn 100 đến 150ml nước, lọc lấy nước cốt.
Gạo nếp, gạo di vo sạch đổ vào nồi, cho thêm 800ml nước, dùng ngọn lửa to đun cho đến khi nước sôi, lửa nhỏ ninh cho đến khi nhừ thành cháo, đổ thêm nước cốt phục linh trắng vào, đun sôi thêm 2 đến 3 lần.
Cách dùng: Mỗi ngày 2 lần, sáng và tối, dùng khi cháo còn nóng.
Công dụng: Khỏe tỳ bổ phổi, tiêu đờm chống ho.
Chủ trị: Tỳ phổi hư lao, viêm phế quản, sưng túi khí phổi, đờm nhiều, ho lâu, đoản khí, tim đ.ập loạn nhịp.
Củ mài nấu cháo cũng rất phù hợp cho người bệnh lao phổi.
2.2.Cháo củ mài , gạo di
Thành phần: Củ mài 60g, gạo di 30g.
Cách nấu: Củ mài, gạo di cho vào nồi, thêm 500ml nước, dùng ngọn lửa to đun cho đến khi nước sôi, vặn cho lửa vừa tầm ninh cho đến khi nhừ thành cháo.
Cách dùng: Mỗi ngày 2 lần, dùng khi cháo còn nóng.
Công năng: Khỏe tì chắc thận, dưỡng phế, ích khí, dưỡng âm.
Tác dụng: Bệnh đái tháo đường ăn ít, phổi hư, ho lâu, thận hư, di tinh, đái són, phụ nữ k.inh n.guyệt nhiều.
2.3.Cháo cá chép, gạo nếp
Thành phần: Cá chép 1 con (nặng khoảng 500g), gạo nếp 100g, gừng thái sợi, muối ăn, bột ngọt, dầu vừng mỗi thứ một lượng thích hợp.
Cách nấu: Cá chép làm sạch vẩy, m.ổ b.ụng lấy hết nội tạng, rửa sạch, dùng giấy thấm nước bọc kín bỏ vào trong đống rạ củi hun khói.
Lấy ra gỡ lấy thịt cá và cho vào nồi cùng với gạo nếp đã vo sạch, cho thêm 800ml nước, lửa nhỏ ninh cho đến khi nhừ thành cháo, cho thêm gừng thái sợi, muối ăn, bột ngọt, dầu vừng vào quấy đều.
Cách dùng: Mỗi ngày từ 1 đến 2 lần, dùng khi còn nóng. Dùng liên tục trong vòng 6 đến 7 ngày.
Công dụng: Ích khí bổ hư, dưỡng phế, khỏe tì lợi thủy, an thai, thông sữa.
Thích ứng: Phổi hư ho lao lâu, hen suyễn, sắc mặt kém, sưng phù.
Những điều cần chú ý: Những người bệnh nhiệt, ung nhọt cấm dùng. Cá chép mật có độc, tuyệt đối không được dùng.
Hạnh nhân kết hợp với gạo di nấu cháo dùng cho người bị phổi ho lao lâu ngày.
2.4.Cháo gạo di, hạnh nhân
Phối liệu: Gạo di 100g, hạnh nhân 20g, đường trắng một lượng thích hợp.
Cách nấu: Gạo di sau khi ngâm vo sạch, cho thêm 1000ml nước sôi, đun trong vòng 20 phút, sau đó cho thêm hạnh nhân. Khi gạo đã chín nhừ thành cháo cho thêm đường trắng và quấy đều.
Cách dùng: Mỗi ngày 2 lần, sáng và tối. Dùng khi cháo còn nóng. Dùng liên tục trong vòng 6 đến 7 ngày.
Công dụng: Trừ thấp khỏe tì, nhuận phổi.
Chủ trị: Bệnh tì hư, phổi ho lao lâu ngày.