Nhậu – hãy dè chừng!

Dường như trên chiếu nhậu, bia bọt cùng bạn bè dạo này đòi hỏi nặng “đô” hơn và chuyển sang “tí tửu”.

Khác với bia, chén rượu nhỏ bé thế thôi mà kích thích cho m.áu tuần hoàn nhanh hơn, mặt ửng đỏ, người rạo rực, “năng khiếu nói” phát triển đột xuất, chuyện cứ nở như ngô rang. Rồi đưa đẩy, ganh đua, câu khích bác “nam vô tửu như kỳ vô phong” được nhắc đến. Tiếng “dzô, dzô” thật giòn giã. Cuộc vui đậm đà hơn, tưng bừng hơn.

Đừng thành bợm nhậu

Thế rồi đ.âm nhớ cái cảm giác ấy, bữa liên hoan uống rượu lần đầu đắng ngăt, cay xè, bữa sơ kết phòng lần sau thấy rượu “cũng thường thôi”, bữa rửa chiếc xe máy mới, đã thấy “rượu cũng hay hay”. Qua mỗi lần gặp gỡ bạn bè, tần suất nâng lên đặt xuống nhiều hơn đôi chút. Tửu lượng được “rèn luyện”, khá hẳn lên. Thiếu rượu thỉnh thoáng thấy nhơ nhớ, gọi bạn đên “làm một chén cho vui”. Rồi chẳng cần có bạn nữa, cũng ngồi một mình nhấm nháp đưa cay. Đến một lúc, bia thành nhạt hoét. Mấy lon bia trong tủ lạnh chờ đợi bàn tay của chủ nhân đã lâu mà chẳng được đoái hoài như cô cung nữ bị bỏ rơi trong Cung oán ngâm khúc.

VietGiaiTri.Com b5deb88a

Vậy là một sự phụ thuộc rượu đã manh nha xuất hiện. Bạn hãy can đảm tự nhủ: “Đã đến lúc dừng chân trước vực thẳm”. Và dù chưa thành đệ tử của lưu linh, công tác tư tưởng phải đặt lên hàng đầu: hãy biết rượu lợi hại ra sao.

Rượu nồng chưa uống đã say

Rượu có thành phần chủ yếu là etanol (cồn). Khi uống vào, rươu được màng nhầy ở miệng và thực quản hấp thụ một phần, còn phần lớn đi xuống dạ dày, qua ruột non rồi lan toả đến các bộ phận trong cơ thể. Etanol trong m.áu khuếch tán rất nhanh đên các cơ quan, nhất là các cơ quan có nhiều mạch m.áu như não, phổi và gan. Do vậy, các bác công an mới có cách đo nồng độ etanol trong khí thở ra để định hình phạt khi ta loạng choạng trên xe máy.

Rượu bài tiết ra khỏi cơ thể bằng nhiều cách. Một phần nhỏ thoát ra qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Còn phần lớn được oxi hoá thành năng lượng, nên các cụ thường tợp một ngụm rượu để chống rét, nhưng đó chỉ là điều ngộ nhận và nếu có thì tác dụng rất ngắn ngủi. Chính rượu làm giãn mạch ngoại vi để đón nhận m.áu c.hảy qua khiến cơ thể mất đi nhiều nhiệt – là nguyên nhân những người uống rượu dễ bị cảm lạnh khi ra ngoài trời. Nhờ men, etanol bị oxi hoá ở các cơ quan, nhất là ở gan.

Còn tác hại của sự quá chén là say xỉn, thường được gọi là độc hại cấp tính tuỳ vào lượng cồn trong m.áu, thể hiện tác dụng của rượu lên não.

Với nồng độ cồn trong m.áu là 0,05%, người uống bị giảm sút suy nghĩ, phán xét và kiềm chế, thường nói nhiều, dễ bị kích động và làm những việc mà lúc bình thương, vì lòng tự trọng không dám làm. Với mức 0,1%, các cử động bắt đầu vụng về, cầm nắm vật dụng không chính xác. Ở mức 0,2%, chức năng vùng vận động và kiểm soát hành vi cảm xúc của não bị ức chế nên dễ xuất hiện các cơn bùng nổ giận dữ, gây gổ, đi đứng thất thểu, trời đất ngả nghiêng. Với nồng độ 0,3%, người uống có thể lú lẫn, mất nhận thức về môi trường xung quanh. Nồng độ cồn trong m.áu đến mức 0,4-0,5%, sẽ bị hôn mê; cao hơn nữa thì các trung tâm kiểm soát nhịp thở và nhịp tim ở não bị ảnh hưởng, có thể t.ử v.ong do suy hô hấp. Và lúc này, cần đến sự can thiệp của y tế.

Lợi giả, hại thật

Tất nhiên, sau một đêm các triệu chứng say xỉn sẽ hết. Nhưng sau cơn say bạn vẫn có cảm giác khó chịu như choáng váng, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu làm bạn mất ngày làm việc. Chưa kể rượu gây nghiện, để lại hậu quả là các bệnh đường tiêu hóa như viêm và c.hảy m.áu thực quản, dạ dày, ruột; rối loạn tiêu hóa; viêm lá lách, viêm và xơ gan, các bệnh tim mạch như giảm lượng bạch cầu trong m.áu, giảm khả năng đông m.áu, tim to, nhịp tim rối loạn, các bệnh về hệ thần kinh như rối loạn dinh dưỡng thần kinh, rối loạn bộ nhớ và suy nghĩ, thoai hóa tiểu não… Ngoài ra, rượu còn làm suy yếu và hủy hoại cơ bắp, sưng đau các khớp, ảnh hưởng xấu đến thai nhi nếu bạn muốn sinh con, làm tăng nguy cơ ung thư… Các tạp chất có trong rượu tự nấu còn nguy hại hơn nữa.

VietGiaiTri.Com f4b692a7

Như vậy, cái lợi của uống rượu chỉ là cảm giác, không thiết thực. Cái hại của uống rượu là rất lớn, trong đó có cái hại không tính được bằng t.iền là sức khỏe, tính mạng của chính mình.

Say xỉn còn tuỳ tửu lượng

Thế nhưng trong số những người uống rượu lại có cả những người được mệnh danh là “bợm nhậu”, là “hũ chìm”, thường được đ.ánh giá là “tửu lượng cao” uống rất nhiều nhưng nồng độ rượu trong m.áu không đạt đến mức say xỉn như trên. Đó là vì trong gan họ có loại men hoá giải rượu tức thời và rượu không còn là rượu nữa. Các nhà khoa học thuộc ĐH Osaka (Nhật Bản), cho biết yếu tố gây ra sự khác biệt về tửu lượng là khả năng sử dụng enzym có tên là ALDH2. Các “ma men” sử dụng ALDH2 vô cùng hiệu quả, mau chóng biến etanol thành axit vô hại. Trong khi ở người tửu lượng kém, ALDH2 được kích hoạt rất chậm, nên chỉ nhấp nháp tí cồn là say mèm.

Thậm chí tửu lượng còn đo được thông qua cái gọi là “hệ số oxy hóa cồn”, và mỗi cá thể có một hệ số khác nhau. Hệ số ấy thông thường ở mức 60-120 mg cồn cho 1kg thể trọng. Song ở những người tửu lượng kém thì chỉ đạt 40mg, còn ở những tay “tổ ghiền” mức cao nhất có khi đạt tới 230mg cồn/giờ/kg (xấp xỉ gấp 6 lần người thường).

Mặt khác mức độ say còn phụ thuộc vào cách uống và thực phẩm ăn kèm theo. Cùng một lượng rượu nếu uống từng ngụm nhỏ lai rai theo bữa ăn thì ít say hơn là “ực” một hơi cạn chén. Thức ăn giàu chất protein có tác dụng làm rượu vào m.áu lâu hơn là uống rượu mà “mồi” là các chất đường bột. Rượu và m.áu nhanh nhất là uống suông (gọi là uống “sếch”).

Sự say ở mỗi người còn do sự thăng bằng của chức năng vỏ não không ai giống ai. Sự say rượu ở người nghiện ngập khác với người chưa quen rượu.

Nếu uống rượu kèm aspirin (acid acetyl salicilic) thì cũng uống được nhiều hơn người khác, vì khi rượu vào dạ dày gặp aspirin thì xảy ra phản ứng oxy hóa p.hân h.ủy rượu ngay trong dạ dày (từ etanol thành axetaldehyt) làm giảm lượng rượu hấp thu vào m.áu, do vậy uống được nhiều rượu mà không say.

Chữa say xỉn

Để chữa ngộ độc rượu đã có một số thuốc được dùng như Clodiazepoxid, Diazepam (t.huốc a.n t.hần gây ngủ), Naloxon, Naltrexon (thuốc dùng chữa ngộ độc m.a t.úy, t.huốc p.hiện), Tiaprid (t.huốc a.n t.hần kinh dùng trong chuyên khoa tâm thần) để sửa chữa rối loạn ở hệ thần kinh trung ương chủ yếu làm giảm sự thèm rượu. Tuy nhiên, thuốc loại này không cải thiện sự nhiễm độc ở gan.

VietGiaiTri.Com 7d3847d4

Thuốc có tên Metadoxin (có một biệt dược là Alcotel) được dùng chữa ngộ độc rượu theo cơ chế tái lập sự cân bằng các chuyển hóa, đặc biệt giảm thiểu sự nhiễm độc ở gan. Đó là hợp chất kết hợp vitamin B6 và một acid amin là acid glutamic. Đối với gan, thuốc giúp đối tượng dùng rượu có sự gia tăng lượng glutathion là chất bảo vệ gan thường bị thiếu trầm trọng khi ngộ độc rượu. Thuốc cũng làm giảm đáng kể lượng AST, ALT, gamma-GT là các men gan (tăng lên khi chức năng gan bị rối loạn, tế bào gan bị tổn thương do rượu và giảm trở lại mức bình thường khi gan được phục hồi). Thuốc cũng giúp giảm mỡ ở tế bào gan là rối loạn do rượu. Trên thị trường còn có thuốc VYSKYO ngăn chặn tình trạng say rượu, làm mất cảm giác khó chịu khi uống rượu.

Chối từ không làm giảm bản lĩnh đàn ông

Vậy chẳng lẽ không được đụng một giọt rượu nào sao? Các bác sĩ đưa ra ngưỡng 50cc một lần uống thì không hề gì, nhưng cũng không nên thường xuyên. Tránh uống rượu khi phải tỉnh táo, sáng suôt ví như sắp bước vào buổi đàm phán. Khi lái xe cũng phải tránh xa, vì tình trạng ngà ngà rất dễ gây tai nạn.

Bạn hãy nhớ lời từ chối rượu không hề làm bạn mất đi bản lĩnh đàn ông. Câu “Xin lỗi, tôi không biết uống” chính là một câu nói được các quý bà quý cô chẳng những không chê cười mà còn thêm điểm cho bạn đấy. Mà nếu không tiện, lấy bác sĩ ra làm bia đỡ đạn hộ “Ấy c.hết, mình đang dùng thuốc, các bác sĩ bão cấm uống rượu”. Như thế ai mà còn nỡ ép…

Theo Tuấn Hà

VNN/DEP

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *