GĐXH – Đeo tai nghe nếu có biểu hiện như ù tai, chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, đau tai, hoa mắt… thì cần được đi khám sớm.
Thực hư công dụng của hoa đu đủ đực với sức khỏe, đây là 6 lưu ý nhất định bạn phải biết
GĐXH – Các bộ phận của cây từ lâu đã được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, với bệnh lý ung thư, lá và hoa đu đủ chưa được chứng minh trên người là có hiệu quả chữa bệnh.
Đeo tai nghe hiện nay là “mốt”, là vật dụng không thể thiếu của một bộ phận giới trẻ trong thời đại kỹ thuật số. Tai nghe giúp nghe nhạc, xem phim thư giãn, tăng độ tập trung, tránh bị xao nhãng bởi tiếng ồn xung quanh… Tuy nhiên, nhiều người đang sử dụng tai nghe sai cách, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ảnh minh họa
Theo giới chuyên môn, việc đeo tai nghe quá nhiều của thế hệ trẻ hiện nay đã khiến các bạn trẻ không còn nhanh nhẹn. Khi đeo tai nghe, đặc biệt dạng tai nghe Bluetooth, sóng vô tuyến tần số điện từ (EMF) cũng được cho là có thể truyền dữ liệu gây nguy hiểm cho bộ não của người dùng.
Ngoài ra, thói quen đeo tai nghe khi ngủ hay làm việc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì lúc này, vùng não sẽ bị kích thích phải hoạt động liên tục trong thời gian ngủ, khiến bạn dễ bị căng thẳng, mệt mỏi, mất tập trung khi làm việc vào ngày hôm sau.
Đeo tai nghe thường xuyên, dấu hiệu cần được khám sớm
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, sử dụng tai nghe liên tục, kéo dài trong nhiều giờ với âm lượng cao kích thích thẳng vào ốc tai, tai trong có thể dẫn đến viêm. Biểu hiện viêm là thoái hóa sức nghe, nghe giảm dần so với âm thanh bên ngoài, khi nói chuyện thường không nghe rõ đối tác nói gì.
Với những trường hợp có biểu hiện như ù tai, chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, đau tai, hoa mắt, nghe âm thanh khác lạ trong tai chỉ mình nghe thấy… là biểu hiện của chấn thương âm thanh cấp tính, cần được đi khám gấp.
Đeo tai nghe thế nào để an toàn?
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng, tai mỗi người có nhiều tế bào thính giác, có thể nghe những loại tần số âm thanh khác nhau. Nếu sử dụng liên tục trong 2 giờ liền, các tế bào lông bị kích thích mạnh và gây mệt mỏi làm tai bị ù. Việc để âm lượng cao có thể gây điếc tạm thời và ảnh hưởng cả não bộ.
Ảnh minh họa
Để đảm bảo thính lực được tốt, các chuyên gia khuyến cáo:
– Không đeo tai nghe nghe nhạc quá to. Ảnh hưởng của chúng có thể không ngay lập tức nhưng lâu dài thính lực chắc chắn ảnh hưởng, thậm chí bị điếc, đau viêm mống tai ngoài.
Không nghe nhạc trên đường di chuyển. Điều này vô cùng nguy hiểm vì dễ gây tai nạn khi không nghe được tín hiệu từ các phương tiện khác.
– Chọn mua tai nghe vừa vặn của mình. Nếu tai nghe có miếng bọc bên ngoài, bạn nên thay định kỳ mỗi tháng/lần.
– Thường xuyên vệ sinh tai nghe, tránh để ở những nơi mất vệ sinh.
– Không nên đeo tai nghe quá 2 giờ/ngày và đặc biệt không nên đeo khi đi ngủ.
– Người mắc bệnh về tai ngoài, tai giữa không nên đeo tai nghe lâu dài vì làm cho viêm tai dễ tái phát.
– Nếu đau tai, chảy nước trong tai phải đi khám ngay.
6 yếu tố gây nguy cơ loãng xương, ai cũng cần biết để phòng bệnh
GĐXH – Loãng xương nếu không được điều trị sớm rất dễ dẫn đến nguy cơ bị đau lưng, còng lưng do cột sống bị sụp…
Người bị ung thư có nên kiêng ăn thịt đỏ không