Lá, hoa, quả bằng lăng đều có thể sử dụng làm thuốc. Trong đó, hoa có vị chua mát, thích hợp để chế biến các món ăn giải nhiệt mùa hè.
Gần đây, trên mạng xã hội nhiều bà nội trợ chia sẻ món ăn từ hoa bằng lăng. Xin chuyên gia cho biết hoa này ăn được không? Cách chế biến như thế nào? ( Lê Hải Yến – Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng – Hội Đông y Hà Nội tư vấn:
Cây hoa bằng lăng hiện nay được trồng rất nhiều ở Việt Nam với mục đích chính là để làm cảnh. Tuy nhiên, đối với những người dân bản địa sinh sống ở Philippines, loại cây này còn có thể dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau.
Họ lấy vỏ và lá cây để pha nước uống chữa bệnh tiêu chảy; lợi tiểu và tốt cho những người đang gặp vấn đề ở bàng quang.
Hoa bằng lăng vừa đẹp vừa có nhiều tác dụng. Ảnh: N.H
Vị chua nhẹ của hoa khi kết hợp với thịt bò, rau củ quả tạo nên vị đặc trưng của món gỏi, giúp hạ nhiệt mùa hè. Ngoài ra, các gia đình có thể làm gỏi bằng lăng với tôm, tai heo hay nguyên liệu mình yêu thích.
Lưu ý, bạn nên chọn những bông hoa bằng lăng mới nở, tách cánh hoa khỏi nhụy, nhẹ nhàng rửa sạch, để ráo nước. Tiếp theo, sơ chế các nguyên liệu khác như ướp thịt bò, bóc tôm, thái hành hoa, cà rốt, ớt chuông. Sau đó, bạn làm nước sốt chua ngọt, xào thịt bò và tôm.
Hạt của quả bằng lăng có thể giúp mọi người ngủ ngon hơn, trị l.ở l.oét, tổn thương ở vùng miệng. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng trong lá bằng lăng có rất nhiều axit corosolic có thể làm giảm đường huyết. Vì thế, mọi người có thể hãm lá bằng lăng như trà uống có tác dụng tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
Lá bằng lăng có vị hơi chát, thường được ăn với thịt nướng, gỏi cuốn, bánh xèo, bánh gối chống ngán. Lá có thành phần lợi tiểu, kháng khuẩn rất tốt. Để phòng các căn bệnh về đường tiết niệu, bạn có thể lấy lá này nấu nước uống như trà.
Ngoài ra cây bằng lăng còn được ứng dụng để trị các căn bệnh khác như nấm ngoài da, lỵ trực khuẩn, nhuận tràng và bỏng theo kinh nghiệm dân gian…
Lấy 15 viên sỏi trong bàng quang của một đàn ông ở Bạc Liêu
Ngày 7/4, ThS. BS Lâm Quốc Na – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa Khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu thông tin, các Bác sĩ chuyên khoa ngoại thận tiết niệu vừa phẫu thuật lấy 15 viên sỏi từ bàng quang của một bệnh nhân Trần H. (65 t.uổi, ngụ ở phường 8, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).
Nhiều viên sỏi có kích thước lớn sau khi lấy ra khỏi bàng quang của bệnh nhân Trần H.
Trước đó, ngày 5/4/2024, bệnh nhân Trần H. đến Bệnh viện Đa Khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu khám bệnh trong tình trạng tiểu khó, tiểu ngắt quãng đã lâu. Qua thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, các Bác sĩ chuyên khoa ngoại thận tiết niệu chẩn đoán bệnh nhân có nhiều viên sỏi to trong bàng quang kèm tăng sinh tuyến t.iền liệt. Đồng thời, bệnh nhân H. được hội chẩn và chỉ định phẫu thuật. Sau 60 phút, với phương pháp mổ hở lấy sỏi, các Bác sĩ đã lấy ra 15 viên sỏi lớn, nhỏ trong bàng quang của bệnh nhân H. (Viên sỏi to có đường kính 2,5cm).
Hiện, bệnh nhân H. đang được chăm sóc và theo dõi, sức khỏe hồi phục tốt và dự kiến xuất viện trong vài ngày tới.
Theo người nhà bệnh nhân Trần H. Cho biết, trước đó ông H. có uống thuốc điều trị t.iền liệt tuyến trong nhiều năm qua.
Nhưng bệnh ngày càng xấu đi, tiểu khó hơn và có tình trạng đau nhiều ở vùng hạ vị. Ông H có t.iền sử tăng sinh tuyến t.iền liệt và phẫu thuật nội soi tán sỏi bàng quang.
Bác sĩ CKI. Tạ Hữu Nghĩa – Phó Khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu (phụ trách phẫu thuật chính) cho biết: “Tình trạng sỏi bàng quang là do sỏi từ trên thận rơi xuống bàng quang và lớn dần lên. Tuy nhiên, trường hợp này, nguyên nhân sỏi tạo lập là do t.iền liệt tuyến to quá làm tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu và gây cản trở dòng tiểu. Do đó, sau khi loại bỏ sỏi, phải điều trị triệt để tăng sinh tuyến t.iền liệt”.
“Người dân không nên chủ quan với bệnh, cần uống đủ nước và tránh ngồi lâu giảm nguy cơ tạo sỏi do ứ đọng. Nếu phát hiện có các dấu hiệu không bình thường như tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu nhiều lần, tiểu đêm, tiểu buốt, rát… cần đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đối với những người đã mắc bệnh, cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, t.huốc l.á, thịt đỏ. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động thể dục thể thao và duy trì một chế độ ăn uống dinh dưỡng cân đối để có sức khỏe tốt. Đặc biệt, nam giới trên 60 t.uổi nên định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần khám và tầm soát các vấn đề liên quan đến tăng sinh tuyến t.iền liệt để phát hiện và điều trị sớm. Từ đó tránh được các biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe”, Bác sĩ CKI. Tạ Hữu Nghĩa khuyến cáo.