Suy giáp là một rối loạn nội tiết xảy ra tại tuyến giáp, có thể gặp ở mọi lứa t.uổi. Hiện nay dùng thuốc điều trị suy giáp mang lại hiệu quả cao…
1. Một số thuốc điều trị suy giáp
Tùy nguyên nhân gây suy giáp sẽ có phác đồ điều trị khác nhau:
– Điều trị suy giáp bẩm sinh : Là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể. Nguyên nhân do dị tật bẩm sinh không có tuyến giáp hoặc có nhưng tuyến giáp lạc chỗ, thiểu sản hoặc do dị tật quá trình trao đổi chất tuyến giáp, thiếu iod nên không thể tổng hợp được hormone T4 cần thiết đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Bệnh có thể xuất hiện ở trẻ ngay sau sinh hoặc đến thời kỳ thiếu niên, t.uổi dậy thì.
Hormone giáp đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sống và sự phát triển trí tuệ, thể chất ở t.rẻ e.m. Suy giáp bẩm sinh lúc mới sinh ra có triệu chứng mơ hồ, rất khó nhận biết. Nếu trẻ được chẩn đoán và điều trị muộn sau 3 tháng, trẻ sẽ chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ so với cùng lứa. Do đó trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Suy giáp bẩm sinh có thể được phát hiện sớm bằng xét nghiệm sàng lọc và điều trị trong vòng 2 tuần sau sinh bằng thuốc nội tiết. Điều trị sớm trẻ sẽ phát triển hoàn toàn bình thường.
Cách điều trị là phải bổ sung hormone tuyến giáp hằng ngày bằng đường uống suốt đời vào mỗi buổi sáng. Thuốc dùng trong điều trị suy giáp bẩm sinh là levothyroxin. Levothyroxin dùng trong điều trị suy giáp do bất kỳ nguyên nhân nào, ở mọi độ t.uổi, bao gồm cả phụ nữ đang mang thai.
Khi điều trị suy giáp cho trẻ, người chăm sóc trẻ cần phối hợp với bác sĩ để theo sát những dấu hiệu bất thường ở trẻ để thông báo với bác sĩ trong thời gian sớm nhất:
Đổ nhiều mồ hôi.
Nôn mửa và tiêu chảy.
Khó ngủ.
Nhịp tim đ.ập nhanh.
Trẻ trở nên kích thích.
Ngoài ra, trẻ cần được tái khám và theo dõi định kỳ trong năm đầu tiên điều trị 3 tháng/lần. Khi tình trạng bệnh được điều trị ổn định, trẻ sẽ được duy trì liều thuốc và tái khám mỗi 6 tháng 1 lần hoặc mỗi năm 1 lần theo chỉ định của bác sĩ.
Trẻ điều trị suy giáp có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng nếu đáp ứng các biện pháp điều trị, sẽ kiểm soát được các triệu chứng khó chịu, bệnh tiến triển tốt. Chiều cao của trẻ phát triển bình thường và có thể đi học trở lại.
Mục tiêu điều trị suy giáp ở người lớn là đưa về tình trạng bình giáp.
– Điều trị suy giáp ở người lớn: Mục tiêu điều trị suy giáp ở người lớn là đưa về tình trạng bình giáp, duy trì tình trạng bình giáp thường xuyên, lâu dài; đồng thời dự phòng và điều trị các biến chứng do suy giáp.
Nguyên tắc điều trị suy giáp ở người lớn là phải điều trị nguyên nhân gây suy giáp, bổ sung hormone tuyến giáp. Liều lượng và loại hormon tuyến giáp tùy thuộc vào mức độ suy giáp và đặc điểm của người bệnh (t.uổi, bệnh lý kèm theo…). Bác sĩ sẽ chỉ định bắt đầu dùng hormone tuyến giáp thay thế với liều thấp sau rồi tăng dần tới liều tối đa có hiệu quả.
Ở người lớn, chỉ một số ít trường hợp suy giáp do tai biến dùng thuốc kháng giáp tổng hợp hoặc suy giáp thoáng qua do viêm tuyến giáp có thể tự hồi phục, còn lại đa số các trường hợp suy giáp phải điều trị thay thế bằng hormone giáp.
Các nhóm hormon giáp và chế phẩm có chứa hormon được sử dụng trong lâm sàng như sau:
– Levothyroxin (L-T4): Là hormone tuyến giáp được chỉ định dùng nhiều nhất để điều trị suy giáp tiên phát. Dạng thuốc thường dùng là viên nén, cũng có thể dạng tiêm hoặc thuốc nước uống. Chỉ định uống 1 lần mỗi ngày vào buổi sáng.
Sau khi dùng levothyroxin từ 5- 6 tuần, nồng độ T4 huyết thanh sẽ tăng lên. Khi đạt được bình giáp thì bác sĩ sẽ cho giảm liều và sử dụng liều duy trì trung bình với hàm lượng tùy theo từng người bệnh.
– Liothyronin (L-T3): Thuốc có dạng viên nén với nhiều hàm lượng khác nhau để tiện sử dụng cho mỗi trường hợp, được sử dụng cho những trường hợp suy giáp tiên phát, dùng từng đợt ngắn. Thời gian dùng liên tục trong 3- 4 tuần. Không dùng liothyronin để điều trị kéo dài cho người bệnh suy giáp.
– Liotrix (L-T4 L-T3): Đây là sự kết hợp giữa liothyronin và levothyroxin với các biệt dược đang được lưu hành rộng rãi trên thị trường là thyrolar và euthyral.
– Bột giáp đông khô (còn gọi là tinh chất tuyến giáp): Được bào chế từ tuyến giáp của gia súc. Bột giáp đông khô có ưu điểm giống với L-T4 và L-T3 tự nhiên.
Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
2. Lưu ý khi dùng thuốc có hormone giáp
– Các thuốc thay thế hormone thông thường sẽ được uống vào buổi sáng, trước bữa ăn khoảng 30 phút.
– Người bệnh cần phải tuân thủ đúng việc sử dụng thuốc điều trị suy giáp để có thể kiểm soát bệnh tối ưu.
– Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị suy giáp, người bệnh cần theo dõi các chỉ số: Tần số tim, cân nặng, cholesterol m.áu, FT4, T4, xét nghiệm lại đều đặn theo hướng dẫn, tình trạng táo bón…
– Nếu xuất hiện những cơn đau thắt ngực, cần đi khám sớm để được điều chỉnh liều thuốc.
– Thay đổi thói quen ăn uống để điều trị suy giáp. Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, chất đạm, béo, đường, khoáng chất sẽ thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh chóng bệnh suy giáp. Nên chú trọng bổ sung các thực phẩm như sau:
Chất béo có trong dầu thực vật như dầu oliu, dầu gạo, cá. Kiêng các loại chất béo từ thịt mỡ động vật.
Nên tiêu thụ đường chuyển hóa chậm như đường trong ngũ cốc: Ngô, gạo, khoai, sắn, đậu (trừ đậu nành). Tránh ăn đường nhanh như bánh kẹo, đường kính hoặc chất làm ngọt nhân tạo khác.
Hấp thụ chất đạm chứa nhiều trong thịt nạc lợn, gia cầm, tôm, cua, cá…
Vitamin, khoáng chất trong rau củ và trái cây tươi các loại.
Cần đảm bảo luôn có một giấc ngủ hiệu quả từ 7 – 8 giờ mỗi ngày.
Chế độ ăn tốt nhất cho bệnh suy giáp
Với bệnh nhân suy giáp, ngoài việc tuân thủ dùng thuốc theo phác đồ điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò quan trọng đối với chức năng tuyến giáp, giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa các biến chứng.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống với người bệnh suy giáp
Tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của bệnh suy giáp, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát suy giáp. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng sẽ giữ cho tuyến giáp khỏe mạnh. Dưới đây là một số lý do quan trọng mà người bệnh suy giáp cần chú ý đến chế độ ăn uống:
Giúp cân bằng hormone tuyến giáp: Một số thực phẩm hỗ trợ chức năng tuyến giáp và giúp cơ thể sử dụng hormone tuyến giáp hiệu quả hơn.
Giảm các triệu chứng của bệnh: Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp giảm bớt các triệu chứng phổ biến của suy giáp như mệt mỏi, tăng cân, táo bón, rụng tóc và da khô.
Kiểm soát cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch: Suy giáp có thể làm tăng mức cholesterol trong m.áu, tăng huyết áp, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Chế độ ăn uống lành mạnh giúp kiểm soát cholesterol, kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và kiểm soát suy giáp. Ảnh minh họa.
Tăng cường hệ miễn dịch: Suy giáp thường làm suy yếu hệ miễn dịch. Chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Không có loại thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung cụ thể nào mà bạn có thể sử dụng để điều trị chứng rối loạn tuyến giáp. Một chế độ ăn uống cân bằng là cách tốt nhất để đảm bảo cơ thể nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.
2. Các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể người bệnh suy giáp
Iốt
Iốt là nguyên tố vi lượng cần thiết để kích thích sản xuất hormone tuyến giáp và hỗ trợ chuyển đổi T4 (hormone tuyến giáp không hoạt động) thành T3 (hormone tuyến giáp dạng hoạt động). Vì vậy việc cung cấp đủ chất này trong chế độ ăn uống là rất quan trọng.
Mặc dù thiếu iốt là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh suy giáp nhưng trong một số trường hợp hiếm gặp, việc bổ sung quá nhiều iốt có thể gây hại. Đây là lý do tại sao iốt là một chất dinh dưỡng gây tranh cãi khi nói đến sức khỏe tuyến giáp và cần có sự cân bằng để hỗ trợ sức khỏe tối ưu.
Các thực phẩm giàu iốt.
Nhận đủ iốt trong chế độ ăn uống là điều cần thiết để tuyến giáp hoạt động bình thường. Các thực phẩm chứa iốt như: Cá biển như cá tuyết, cá ngừ, hải sản có vỏ, rong biển, sữa, sữa chua, phô mai, trứng, muối iốt,…
Lượng iốt bổ sung có thể làm mất tác dụng của thuốc chống tuyến giáp. Nếu bạn đang dùng levothyroxin để điều trị bệnh suy giáp hoặc bị bướu cổ thì không cần phải bổ sung iốt. Nếu bạn đang điều trị bệnh cường giáp, việc bổ sung iốt là không cần thiết và có thể l.àm t.ình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Selen
Selen là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình hoạt động của tuyến giáp. Selen cũng là t.iền thân của một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất trong cơ thể giúp giảm viêm, ảnh hưởng đặc biệt đến chức năng của tuyến giáp.
Một nghiên cứu lớn ở châu Âu đã chỉ ra rằng 6 tháng bổ sung selen có tác dụng có lợi đối với bệnh về tuyến giáp và có liên quan đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của những người tham gia. Những tác động tích cực này vẫn tồn tại sau 12 tháng mà không có tác dụng phụ.
Nguồn thực phẩm giàu selen bao gồm: hải sản, thịt gia cầm, trứng, sữa, sữa chua, phô mai, các loại ngũ cốc,…
Kẽm
Kẽm là một nguyên tố vi lượng thiết yếu có vai trò quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp bằng cách chuyển đổi T4 thành T3 và sản xuất TSH.
Tiến sĩ Eitches – chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký tại London cho biết, giống như selen, kẽm rất cần thiết để kích hoạt hormone tuyến giáp. Thiếu kẽm đã được chứng minh là gây ra chứng suy giáp và giảm quá trình trao đổi chất.
Nguồn thực phẩm tốt cung cấp kẽm bao gồm: hàu và động vật có vỏ khác, thịt, cá, gia cầm, các loại đậu, quả hạch, các loại ngũ cốc, trứng, các sản phẩm từ sữa,…
Magie
Theo Tiến sĩ Lauren Papanos, một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký chuyên về rối loạn tuyến giáp tại Dinh dưỡng Nhiên liệu Chức năng (Vương quốc Anh), magie rất quan trọng trong việc cân bằng và sản xuất hormone tuyến giáp. Mức magie rất thấp có liên quan đến chức năng tuyến giáp bất thường, có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy giáp.
Thực phẩm giàu magie bao gồm: cây họ đậu, quả hạch, hạt bí, các loại ngũ cốc, các loại rau lá xanh, sữa, sữa chua, phô mai, ngũ cốc ăn sáng tăng cường,…
Sắt
Tiến sĩ Eitches cho biết, sắt rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa hormone tuyến giáp, thiếu sắt có thể làm suy yếu quá trình này.
Bạn có thể nhận đủ chất sắt bằng cách ăn những thực phẩm như: thịt nạc, thịt gia cầm hoặc hải sản, bánh mì tăng cường, ngũ cốc ăn sáng, đậu phộng, đậu Hà Lan, rau chân vịt, quả hạch, trái cây sấy khô, chẳng hạn như nho khô.
Vitamin B12
Theo Tiến sĩ Eitches, những người bị suy giáp có nhiều khả năng bị thiếu vitamin B12, một chất dinh dưỡng quan trọng đối với m.áu, sức khỏe thần kinh, sản xuất năng lượng. Vitamin B12 giúp cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu, giữ cho hệ thần kinh khỏe mạnh. Nó cũng giúp cơ thể giải phóng năng lượng từ thức ăn và sử dụng folate.
Có mối liên quan giữa tình trạng thiếu vitamin B12 ở bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp tự miễn thứ phát do thiếu m.áu ác tính. Một phân tích tổng hợp gần đây cho thấy hàm lượng vitamin B12 ở những người bị suy giáp (nhưng không phải cường giáp hoặc suy giáp cận lâm sàng) thấp hơn đáng kể so với những người khỏe mạnh.
Nguồn vitamin B12 trong chế độ ăn uống bao gồm: hải sản, đặc biệt là hàu và nghêu, thịt gia cầm, thịt lợn, các loại nội tạng như gan lợn, gan bò, trứng, sữa, sữa chua, phô mai,…
Các thực phẩm giàu vitamin B12.
Vitamin D
Vitamin D giúp điều chỉnh sự hấp thụ canxi cần thiết cho xương, răng và cơ bắp khỏe mạnh. Một số lượng lớn các nghiên cứu trước đây đã điều tra xem liệu vitamin D có liên quan đến rối loạn tuyến giáp hay không. Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng mức độ vitamin D thấp có tương quan với các tự kháng thể tuyến giáp và thậm chí có thể là các đặc điểm của ung thư tuyến giáp.
Những thực phẩm giúp bổ sung thêm vitamin D: cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu gan cá, gan bò, lòng đỏ trứng, phô mai, nấm, ngũ cốc ăn sáng tăng cường và nước cam,…
Các chất dinh dưỡng nói trên rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Người bệnh cần sử dụng xét nghiệm dinh dưỡng để xác định chính xác hơn những chất dinh dưỡng nào có thể bị mất cân bằng. Xét nghiệm dinh dưỡng đặc biệt hữu ích để các bác sĩ lâm sàng đ.ánh giá các chất dinh dưỡng cụ thể của tuyến giáp và cho phép tiếp cận rộng hơn đối với nhu cầu dinh dưỡng tổng thể của bệnh nhân.
3. Khuyến nghị về chế độ ăn uống cho bệnh suy giáp
Theo ThS.BSNT Nguyễn Xuân Tuấn, chuyên ngành Ung bướu, Giảng viên Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, người bệnh sau phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp nên áp dụng một số cách giảm cân an toàn được khoa học chứng minh như: Dùng hormone tuyến giáp thường xuyên, tập thể dục đều đặn, cần theo dõi lượng calo hàng ngày, bổ sung đủ chất đạm (protein)…
Người bệnh cần tham khảo tư vấn của bác sĩ về lượng calo cần thiết. Cố gắng loại bỏ khỏi thực đơn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hay bất cứ thứ gì nhiều calo mà hàm lượng dinh dưỡng thấp. Việc bổ sung protein giúp hạn chế cảm giác đói, hỗ trợ sự phát triển của cơ bắp, kết hợp với việc tập thể dục sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn.
Nhìn chung, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chế độ ăn tốt nhất cho người bị suy giáp nên bao gồm nhiều trái cây và rau quả, protein chất lượng tốt, chất béo lành mạnh và một lượng vừa phải carbohydrate có lợi cho sức khỏe.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là cách tiếp cận cá nhân hóa luôn là tốt nhất vì nó xem xét sức khỏe tổng thể, khả năng miễn dịch, sức khỏe đường ruột, sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, phơi nhiễm độc tính và nhiều yếu tố lối sống khác của cá nhân. Người bệnh suy giáp nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn uống cũng như liều lượng vitamin, khoáng chất cần bổ sung phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của mình.
Tiến sĩ Lauren Papanos cho biết:
Bệnh nhân suy giáp nên có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt nạc. Ăn theo cách này đảm bảo hấp thụ thích hợp các chất dinh dưỡng đa lượng thiết yếu (carbohydrate, protein, chất béo) và vi chất dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất).
Hướng dẫn ăn uống lành mạnh của Cơ quan Y tế Vương quốc Anh khuyên bệnh nhân suy giáp nên cố gắng:
Ăn ít nhất 5 phần trái cây và rau quả mỗi ngày.
Bữa ăn cơ bản có nhiều chất xơ hơn thực phẩm giàu tinh bột như khoai tây, bánh mì, gạo hoặc mì ống.
Ăn một ít đậu, đậu, cá, trứng, thịt và protein khác.
Chọn các loại dầu lành mạnh và chất béo không bão hòa, nên ăn với số lượng ít.
Uống nhiều nước (ít nhất 6 – 8 ly mỗi ngày).
Tránh thực phẩm chế biến sẵn, giảm lượng đường.
4. Thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế khi bị suy giáp
Thực phẩm chứa Goitrogens
Goitrogens là hợp chất làm cản trở sự hấp thu iốt của cơ thể, gây ảnh hưởng xấu tới chức năng hoạt động của tuyến giáp. Một số thực phẩm chứa goitrogen bao gồm bắp cải, súp lơ, cải Brussels, đậu nành và rau bina. Tuy nhiên, mức tiêu thụ cần phải rất cao thì đây mới là mối lo ngại thực sự. Trong điều kiện ăn uống bình thường, đây thường không phải là vấn đề và nguy cơ rất thấp. Người bệnh suy giáp không cần phải loại bỏ hoàn toàn các thực phẩm này khỏi chế độ ăn uống mà nên hạn chế.
Tảo bẹ
Người bệnh suy giáp cần tránh các sản phẩm như tảo bẹ vì chúng có thể ảnh hưởng đến chức năng và sức khỏe của tuyến giáp. Thực phẩm bổ sung tảo bẹ có nguồn gốc từ rong biển và có hàm lượng iốt cao tự nhiên không có lợi cho sức khỏe đối với những người mắc bệnh tuyến giáp.
Đậu nành
Isoflavone đậu nành ức chế enzyme peroxidase tuyến giáp (TPO) đóng vai trò chính trong quá trình tổng hợp hormone tuyến giáp và chúng cũng cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp.
Đậu nành cản trở sự hấp thu levothyroxine, do đó bệnh nhân đang dùng levothyroxin để điều trị suy giáp nên cố gắng tránh đậu nành. Nếu muốn dùng đậu nành, bệnh nhân nên giữ việc ăn đậu nành và uống levothyroxine cách xa nhau ít nhất 4 giờ.
Canxi
Một số thực phẩm và chất bổ sung giàu canxi cản trở sự hấp thụ levothyroxine. Khoảng cách 4 giờ giữa 2 loại là đủ để đảm bảo không có tác động đáng kể đến nồng độ thyroxine trong m.áu.
Thức ăn chứa gluten
Những thực phẩm chứa gluten gồm: lúa mì, các loại ngũ cốc, các loại bánh kẹo, nước sốt… có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới bệnh suy giáp. Người bệnh tuyến giáp nên hạn chế những thực phẩm này và cách tốt nhất là xem trên bao bì để xác định được hàm lượng luten có trong sản phẩm.
Người bệnh suy giáp nên hạn chế các thực phẩm chứa gluten.
Thực phẩm chế biến
Thực phẩm chế biến sẵn và đường tạo ra sự mất cân bằng nội tiết tố, làm tăng tình trạng viêm, đồng thời ngăn cản quá trình hồi phục đường ruột và tuyến giáp, vì vậy khi mắc bệnh tuyến giáp nên tránh tất cả các thực phẩm chế biến sẵn.
Đồ uống chứa cồn, caffeine
Các loại đồ uống chứa cồn và caffeine khiến cơ thể người bệnh suy giáp giảm sản xuất ra hormone của tuyến giáp, khiến bệnh trầm trọng hơn.