GĐXH – Một thực tế đáng báo động là khi thấy trẻ bị cúm, các gia đình thường không đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, thay vào đó sẽ tự mua thuốc về điều trị tại nhà.
Ăn bưởi, kể cả bưởi ngọt cũng cần tránh sai lầm này nếu không sẽ gây hại sức khỏe
GĐXH – Bưởi là loại trái cây được khuyến khích sử dụng hàng ngày vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên trong nhiều trường hợp lại được khuyến cáo không nên ăn.
Ngày 19/12, tin từ Bệnh viện (BV) Sản nhi tỉnh Phú Thọ cho biết BV đã ghi nhận một trường hợp cúm B biến chứng rất nặng là bệnh nhi T.A.V (8 tuổi, trú tại Phú Thọ).
Bệnh nhi được chuyển đến từ BV tuyến dưới với chẩn đoán hôn mê sâu, viêm não – màng não, cúm B, viêm phổi kèm tình trạng rối loạn đông máu.
Ảnh minh họa
Trước đó 3 ngày, bệnh nhi có biểu hiện sốt theo cơn kèm buồn nôn, nôn nhiều và được dùng thuốc theo đơn của trạm y tế xã. Sau 3 ngày dùng thuốc, tình trạng không cải thiện, đồng thời xuất hiện cơn giật (khoảng 4 phút), sau cơn giật thì lơ mơ nên được gia đình đưa vào cấp cứu tại BV huyện.
Đến 4h sáng hôm sau, bệnh nhi tiếp tục lên cơn co giật, ý thức lơ mơ, các bác sĩ (BS) xử trí đặt ống nội khí quản và chuyển đến BV Sản nhi tỉnh Phú Thọ.
Tại đây, sau khi được điều trị chống phù não, điều trị tăng áp lực nội sọ và thở máy, tình trạng bệnh nhi vẫn rất xấu. Trẻ hôn mê, glasgow 3 điểm, không có phản xạ ánh sáng, đồng tử 2 bên giãn 5mm, còn tăng áp lực nội sọ. Các bác sĩ ngay lập tức cấp cứu ngừng tuần hoàn cho bé.
Sau 30 phút cấp cứu, trẻ có tim trở lại, nhịp tim không đều, mạch quay bắt yếu, huyết áp trung bình 60-65 mmHg, trẻ hôn mê sâu, đồng tử 2 bên giãn to 5mm, không có phản xạ ánh sáng. Do tiên lượng bệnh rất nặng, gia đình xin đưa bé về, không tiếp tục điều trị.
Các bác sĩ cảnh báo, một thực tế đáng báo động là khi thấy trẻ bị cúm, các gia đình thường không đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, thay vào đó sẽ tự mua thuốc về điều trị tại nhà. Chỉ đến khi các biểu hiện nặng lên mới cho trẻ đến BV, khi đó rất có thể bệnh đã gây ra những biến chứng nặng.
Do đó, các BS khuyến cáo cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần chú ý theo dõi kỹ các biểu hiện bệnh, đặc biệt không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, kháng virus khi chưa có hướng dẫn, chỉ định của BS.
Cần làm gì để phòng cúm hiệu quả
Ảnh minh họa
– Hạn chế tiếp xúc nơi đông người khi có triệu chứng cúm. Nếu nhận thấy bản thân có các dấu hiệu bệnh cũng cần ý thức tự cách ly để đảm bảo sức khỏe cho mọi người xung quanh.
– Làm sạch bề mặt vật dụng: Thường xuyên lau sạch, khử khuẩn bề mặt các vật dụng trong nhà, văn phòng, nơi công cộng có khả năng cầm nắm nhiều như tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi, mặt bàn,… cũng là cách giúp giảm nguy cơ mắc cúm.
– Tập thể dục đều đặn: Người có thói quen vận động, thể dục thể thao hàng ngày thường có triệu chứng ít nguy hiểm và thời gian hồi phục nhanh hơn nếu bị nhiễm cúm.
– Người dân nên thực hiện tiêm ngừa cúm hàng năm. Do virus cúm biến đổi liên tục nên mỗi năm đều có loại vaccine chủng ngừa mới được sản xuất dựa theo nghiên cứu từ các nhà khoa học về khả năng gây bệnh của virus. Chỉ cần 1 mũi tiêm nhắc lại mỗi năm cũng giúp bạn phòng ngừa cúm hiệu quả.
Hai bé sơ sinh bất ngờ nôn ra máu, bác sĩ cảnh báo các bố mẹ tuyệt đối không lặp lại sai lầm nguy hiểm này!
GĐXH – Sau sinh 18 tiếng, hai trẻ song sinh có biểu hiện nôn ra nhiều máu đỏ tươi, máu cục kèm ít máu nâu…