GĐXH – Bác sĩ xác định bệnh nhi bị nhiễm cúm B và vi khuẩn đa kháng thuốc gây nên tình trạng nguy kịch khiến gia đình bế tắc xin về.
Nguy cơ gây ra đột quỵ khi tập thể dục, chơi thể thao
Đột quỵ khi chơi thể thao, tập luyện thể dục thường gặp ở người đã có sẵn các yếu tố nguy cơ như mắc bệnh nền, tuổi cao kết hợp thời tiết lạnh đột ngột
Vừa qua, các bác sĩ BV Nhi đồng 1 TP HCM thông tin cụ thể về ca bệnh bị biến chứng hô hấp nặng do bị nhiễm cúm B và vi khuẩn đa kháng thuốc gây nên. mĐó là trường hợp bé T. H.T (3 tuổi, ngụ tại Tây Ninh) được điều trị tại khoa Hồi sức Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM.
Ảnh minh họa
Trước đó, vào những ngày đầu tháng 10/2022, bệnh nhi sốt cao 2 ngày đến ngày 3, co giật toàn thân, được đưa vào bệnh viện huyện trong tình trạng suy hô hấp, trụy tim mạch. Sau khi đặt nội khí quản, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh).
Lúc nhập viện, bệnh nhi hôn mê, suy hô hấp nên được cho thở máy. Bệnh nhi có sốc nên phải dùng cả vận mạch noradrenalin và adrenalin… Các xét nghiệm ban đầu cho thấy bạch cầu máu tăng cao 29.000 tế bào/uL, tổn thương gan nặng, toan hô hấp và cả chuyển hoá.
Các bác sĩ chẩn đoán tác nhân gây bệnh là Acinetobacter sp và Influenzae type B; trong đó cúm B là tác nhân gây suy hô hấp nặng, tổn thương phổi lan tỏa, còn Acinetobacter sp là vi khuẩn kháng rất nhiều loại kháng sinh. Đã nhiều lần gia đình nghĩ tới tình huống xấu nhất…, xin bệnh viện cho đưa cháu về nhà để lo hậu sự…
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng khoa Hồi sức, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bệnh nhi qua 40 ngày thở máy và 10 ngày lọc máu, tổn thương đa cơ quan, trong đó tổn thương phổi nặng…
“Mỗi ngày các bác sĩ phải điều chỉnh từng chút, từng chút một…, chắt chiu từng chút cơ hội, áp dụng tất cả biện pháp hỗ trợ thông khí, hạn chế dịch, lợi tiểu, CRRT…, giữ mạng sống cho bé”, bác sĩ Nguyên nói.
Hành trình cứ tiếp diễn căng thẳng. Thế rồi cháu từng bước cải thiện dần, từ hô hấp, chức năng gan, thận và tri giác. Ngày cháu rút ống thở có lẽ là ngày vui nhất của gia đình và cả ê-kíp bác sĩ, điều dưỡng.
“Cháu đã vượt qua giai đoạn mà tưởng chừng không thể… và trước mắt cũng còn một đoạn đường nữa với cháu và gia đình. Mong cháu tiếp tục chiến đấu ngoan cường để hoàn toàn mạnh khỏe trong năm tới”, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phùng Nguyễn Thế Nguyên bày tỏ.
Các bác sĩ khuyến cáo, Cúm B do virus gây ra, rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân trong những trường hợp diễn tiến nghiêm trọng. Cúm B chỉ lây truyền từ người sang người, có khả năng gây ra dịch bệnh theo mùa và được truyền trong suốt cả năm.
Để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng cần tiêm vắc xin phòng cúm B và các loại cúm nói chung mỗi năm một lần.
7 thói quen âm thầm tàn phá xương khớp của nhiều bạn trẻ Việt, hãy điều chỉnh ngay để ngừa bệnh khi về già
GĐXH – Nếu mắc phải những thói quen sau đây, hãy điều chỉnh và cải thiện càng sớm càng tốt, để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.