GĐXH – Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sẽ thật thiếu sót nếu như bạn không bổ sung ớt chuông vào trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.
7 thói quen âm thầm tàn phá xương khớp của nhiều bạn trẻ Việt, hãy điều chỉnh ngay để ngừa bệnh khi về già
GĐXH – Nếu mắc phải những thói quen sau đây, hãy điều chỉnh và cải thiện càng sớm càng tốt, để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp.
Ớt chuông ngoài việc cung cấp hương vị và sự hấp dẫn cho các món ăn thì đây còn là thực phẩm giàu dinh dưỡng như vitamin A, C và K, Carotenoids và chất xơ cần thiết cho sức khỏe. Ớt chuông cũng có vitamin B6 và Folate giúp giảm mức Homocysteine, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Theo những chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, ớt chuông là nguồn cung cấp vitamin B6, E, magie dồi dào cùng những chống oxy hóa mạnh mẽ. Ớt chuông sẽ giảm bớt dinh dưỡng khi gặp nhiệt độ cao, vì vậy ăn ớt chuông chế biến theo cách làm salat, ăn sống là cách tốt nhất. Tuy nhiên, cần chắc chắn ớt đã được làm sạch rồi ngâm trong nước muối rồi thưởng thức để bảo toàn được lượng vitamin C.
Ảnh minh họa
Lý do nên bổ sung ớt chuông vào thực đơn:
Giúp giảm cân
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng, chất capsaicin trong thành phần chất cay của ớt chuông có khả năng sinh nhiệt rất lớn, có tác dụng đốt cháy chất béo hiệu quả và làm cơ thể sử dụng nhiều calo hơn ngay sau bữa ăn. Ngoài ra, chất capsaicin này còn giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, đặc biệt là thận, tạo cảm giác no cho dạ dày và nhờ đó làm cơ thể giảm cân hiệu quả, an toàn, nhanh chóng hơn.
Chống viêm hiệu quả
Ớt chuông được xếp vào nhóm rau quả chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, điển hình phải kể đến beta-carotene, beta-cryptoxanthin, lutein hay zeaxanthin. Nhờ hấp thu thêm các hoạt chất với tính kháng viêm mạnh này mà chúng ta có thể chủ động bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, từ đó cũng góp phần tăng cường sức đề kháng.
Bảo vệ tim mạch
Ớt chuông là một trong những thực phẩm khá lành mạnh và cần thiết với sức khỏe của hệ tuần hoàn nói chung, tim mạch nói riêng. Lượng chất chống oxy hóa cùng chất xơ từ loại ớt này khi vào cơ thể sẽ “tiêu diệt” cholesterol xấu tích tụ ở thành mạch, hạn chế tắc nghẽn động mạch – nguyên nhân gây trụy tim, đột quỵ.
Ngăn ngừa bệnh thiếu máu
Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng vitamin C được tìm thấy trong ớt chuông vô cùng dồi dào, trung bình 100g chứa tới hơn 128mg vitamin C (tương đương với hơn 200% nhu cầu hàng ngày mà cơ thể cần). Nhóm vitamin này chính là chất xúc tác quan trọng giúp tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa vi chất sắt, hỗ trợ tăng sinh tế bào hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
Làm đẹp da và tóc
Một trong những tác dụng của ớt chuông không thể quên nhắc đến đó chính là nuôi dưỡng làn da và mái tóc nhìn trẻ trung hơn. Lúc này lượng vitamin E (tương đương hơn 11% giá trị hàng ngày) mà ớt chuông mang lại được xem như dưỡng chất tái tạo sợi collagen dưới da, làm chậm quá trình lão hóa chân tóc, giảm gãy rụng.
Lưu ý, 4 thực phẩm không nên kết hợp với ớt chuông
Ảnh minh họa
Không ăn cùng hạt hướng dương: Khi chất sắt trong ớt ngọt gặp vitamin E trong hạt hướng dương sẽ cản trở quá trình hấp thụ vitamin E nên không thích hợp dùng chung.
Không ăn cùng mùi tây: Enzyme phân hủy vitamin C có trong rau mùi sẽ làm oxy hóa vitamin C trong ớt ngọt. Từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Không ăn cùng dưa chuột: Ớt chuông rất giàu vitamin, dùng thường xuyên có thể bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể con người. Tuy nhiên men phân hủy vitamin có trong dưa chuột sẽ phân hủy vitamin trong ớt chuông. Khi ăn vào sẽ giảm đi rất nhiều mức độ dinh dưỡng.
Không ăn khi uống rượu: Không nên kết hợp ớt chuông với rượu. Những chất độc hại do rượu trắng và ớt chuông tạo ra khiến nhiều người không ngờ tới. Có hơn 30 loại chất độc có thể sản sinh ra và chúng đều có hại cho cơ thể, là chất gây ung thư. Vì vậy không nên ăn ớt chuông khi uống rượu.
Sôi bụng không nguy hiểm, nhưng thêm dấu hiệu này rất cần được khám sớm!
GĐXH – Không chỉ gây ra tâm lý ngại ngùng và cảm giác khó chịu, đây còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.