GĐXH – Thời điểm tốt nhất để ăn chuối là sau bữa cơm khoảng 1-2 tiếng và buổi tối, lúc này chuối sẽ phát huy tối đa tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động.
Thực hư công dụng của hoa đu đủ đực với sức khỏe, đây là 6 lưu ý nhất định bạn phải biết
GĐXH – Các bộ phận của cây từ lâu đã được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, với bệnh lý ung thư, lá và hoa đu đủ chưa được chứng minh trên người là có hiệu quả chữa bệnh.
Chuối chín là loại quả giá rẻ, dễ ăn, đa dạng về dinh dưỡng giúp duy trì sức khỏe. Có thể nói chuối là “loại quả thần kỳ” do chuối có hiệu quả nâng cao sức đề kháng, phòng chống ung thư và cải thiện thể chất một cách hữu hiệu.
Thật không quá lời khi nói rằng chuối là thực phẩm “toàn năng” bởi nó vừa ngon, lại mang tới nhiều lợi ích sức khỏe, đây cũng là một trong những loại trái cây lành mạnh nhất hiện nay.
Chuối là nguồn cung cấp kali, magiê và chất xơ. Ngoài ra, loại trái cây này còn chứa tryptophan (axit amin giữ vị trí quan trọng trong giấc ngủ, kiểm soát đau đầu, viêm ruột), vitamin B, sắt và vitamin B6.
Hơn thế nữa, do chứa 25% lượng đường cần thiết cho sự hoạt động của cơ thể nên chuối được xem là nguồn tăng cường năng lượng rất hiệu quả.
Nhờ vậy, ăn chuối sẽ giúp áp lực động mạch ổn định, giảm chất béo dư thừa, kiểm soát huyết áp, cải thiện hệ tiêu hóa, bổ sung vitamin, giúp giảm mệt mỏi, giảm nguy cơ thiếu máu….
Tuy nhiên, cũng giống như các loại thực phẩm khác, chuối sẽ có tác dụng chỉ khi chuối được tiêu thụ vào đúng thời điểm.
Thời điểm nào trong ngày ăn chuối tốt nhất?
Ảnh minh họa
Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, cho biết nhiều người ăn chuối vào bất cứ thời điểm nào trong ngày vì cho rằng bổ dưỡng. Mặc dù chuối chứa nhiều kali, chất xơ, magiê, vitamin B6 và vitamin C tốt cho sức khỏe, song không nên dùng chuối lúc cơ thể đang đói, dạ dày đang trống rỗng.
Nguyên nhân là trong chuối có magie và kali có thể gây tình trạng mất cân bằng cho hệ tim mạch, chướng bụng, người ăn sẽ cảm thấy khó chịu trong cơ thể. Chính vì vậy, chỉ nên ăn chuối sau bữa ăn.
Bạn cũng tránh ăn chuối chín vào bữa sáng hay lúc đang cần sự tập trung cao độ, bởi thành phần serotonin trong chuối chín dễ gây buồn ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất trong ngày để mọi người ăn chuối là sau bữa cơm khoảng 1-2 tiếng. Khi đó, loại trái cây này sẽ phát huy tối đa tác dụng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động.
Ngoài ra, bạn có thể ăn chuối là vào buổi tối. Vì chuối chứa tryptophan, loại axit amin kích thích sản xuất hormone melatonin nên chuối sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.
Hơn thế nữa, với những người thường bị chuột rút mỗi đêm, hãy ăn một quả chuối trước giờ đi ngủ để khắc phục chứng bệnh. Hàm lượng kali và magiê cao trong chuối có thể thúc đẩy và làm cân bằng điện phân trong cơ thể, ngăn ngừa chuột rút hiệu quả.
Nên ăn chuối chín bao nhiêu là đủ?
Theo chuyên gia dinh dưỡng, ăn quá 2 quả chuối tương đương nạp hơn 300 calo. Do đó, nếu không ăn trái cây khác trong ngày, chỉ nên ăn tối đa 2 quả chuối.
Còn khi đã ăn trái cây khác, ví dụ dưa hấu (dưa hấu chứa hàm lượng đường có thể lên tới khoảng 15% và rất giàu kali), không nên ăn chuối nữa. Chưa kể đến trong chuối chứa nhiều K, khoáng chất không tốt cho thận.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, lượng chuối nên ăn 1 ngày như sau: 2 trái đối với nam giới; 2 trái đối với phụ nữ trẻ từ 30 tuổi trở xuống, phụ nữ trên 30 nên ăn giảm lại còn 1,5 trái mỗi ngày.
Ảnh minh họa
5 nhóm người tốt nhất không nên ăn chuối
Những người bị tiểu đường
Chuối chín có giá trị dinh dưỡng cao, là thực phẩm tốt cho mọi lứa tuổi. Nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề với bệnh tiểu đường loại 2 thì tuyệt đối không nên ăn chuối chín vì nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Người bị suy thận, viêm cầu thận
Nếu xét nghiệm có kali trong máu cao thì không nên ăn chuối tiêu bởi chuối chứa nhiều kali, ăn nhiều sẽ càng làm tăng nồng độ kali trong máu khiến nhịp tim bất thường, buồn nôn, mạch đập chậm hơn dẫn đến tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Người bị đau dạ dày, đại tràng
Với những người có tiền sử đau dạ dày, đại tràng thì tuyệt đối không ăn chuối khi bụng đói vì khi ăn vào bạn sẽ có cảm giác bị cồn cào, hoặc đau bụng.
Theo các chuyên gia, với những người bị đau dạ dày nếu muốn ăn chuối cần ăn vào lúc no vì lúc này chuối sẽ có tác dụng bảo vệ và trung hòa axit dạ dày.
Người bị táo bón, tiêu chảy
Rất nhiều người cho rằng ăn chuối có thể giúp nhuận tràng thông tiện, nên có một số người bị táo bón thường xuyên ăn chuối. Tuy nhiên, chuối không những không giải quyết được chứng táo bón mà ngược lại còn khiến táo bón nặng hơn.
Bên cạnh đó, người đang bị tiêu chảy cũng được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên ăn chuối chín bởi lượng xơ mềm, oligosaccarid giúp nhuận tràng, chất này sẽ làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.
Người đang cần sự tỉnh táo
Ăn chuối giúp bạn tìm đến giấc ngủ nhanh hơn, nhưng nếu cần sự tỉnh táo thì không nên ăn chuối, vì trong chuối có chứa tryptophan, một axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được. Carbohydrate trong chuối có thể ngăn chặn các axit amin khác do cơ thể chúng ta tiết ra để cho phép tryptophan vào não, từ đó tạo ra seratonin. Seratonin sẽ khiến bạn có cảm giác buồn ngủ.
Đeo tai nghe nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay, đây mới là cách đeo an toàn!
GĐXH – Đeo tai nghe nếu có biểu hiện như ù tai, chóng mặt, nhức đầu, tức ngực, đau tai, hoa mắt… thì cần được đi khám sớm.
Thực hư công dụng của hoa đu đủ đực với sức khỏe, đây là 6 lưu ý nhất định bạn phải biết
GĐXH – Các bộ phận của cây từ lâu đã được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, với bệnh lý ung thư, lá và hoa đu đủ chưa được chứng minh trên người là có hiệu quả chữa bệnh.
Người bị ung thư có nên kiêng ăn thịt đỏ không