Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, khoáng chất, chất béo, vitamin,…
gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cơ thể, đặc biệt cần lưu ý với đối tượng t.rẻ e.m trong giai đoạn từ 6-24 tháng.
1. Đông y có chữa được suy dinh dưỡng không?
Y học cổ truyền gọi suy dinh dưỡng ở t.rẻ e.m là chứng cam. Bệnh này liên quan đến sự tích trệ thức ăn nên được gọi là cam tích. Đông y có rất nhiều vị thuốc đạt kết quả tốt trong điều trị bệnh này.
2. Cách xử trí khi bị suy dinh dưỡng
Khi có biểu hiện suy dinh dưỡng cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và đ.ánh giá.
Bác sĩ chẩn đoán suy dinh dưỡng dựa vào các biểu hiện lâm sàng và các chỉ số như sau.
Suy dinh dưỡng ở t.rẻ e.m được chẩn đoán dựa vào các chỉ số: Cân nặng theo t.uổi; Chiều cao theo t.uổi; Cân nặng theo chiều cao.
Suy dinh dưỡng ở người lớn được chẩn đoán dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI). Theo thang điểm phân loại của tổ chức WHO: BMI: 17 –
Hầu hết suy dinh dưỡng có thể được điều trị một cách hiệu quả và an toàn trong một chương trình cho ăn bổ sung có hướng dẫn.
T.rẻ e.m là đối tượng dễ bị suy dinh dưỡng.
Ở những thể suy dinh dưỡng nhẹ hay chưa có biến chứng có thể điều trị suy dinh dưỡng tại nhà bằng việc thay đổi chế độ ăn giàu năng lượng, bổ sung vitamin và khoáng chất. Cụ thể:
Ăn thực phẩm có nhiều calo và protein.
Ăn nhẹ giữa các bữa ăn chính.
Sử dụng các thức uống chứa nhiều calo.
Nếu những thay đổi chế độ ăn ban đầu không cải thiện suy dinh dưỡng và tình trạng trở nên nặng hơn, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng các chất dinh dưỡng bổ sung dạng uống hoặc viên.
Nếu người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống kể cả khi đã thay đổi sang dạng thức ăn mềm hoặc lỏng, bác sĩ sẽ khuyến nghị một số phương pháp điều trị khác như:
Cho ăn bằng ống – ống này đi qua mũi vào dạ dày của người bệnh hoặc được trực tiếp vào dạ dày qua da bụng. Cung cấp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.
3. Cách chăm sóc suy dinh dưỡng tại nhà
Tại nhà, khi bị suy dinh dưỡng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, chú ý đến những điều sau:
Có chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, xây dựng một thực đơn lành mạnh, khoa học.
Đối với những người có bệnh, đang gặp vấn đề sức khỏe, dinh dưỡng càng cần chú ý hơn. Nếu có thể mọi người hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để xây dựng chế độ ăn phù hợp. Việc này nhằm đảm bảo mọi người có thể bổ sung những nhóm dưỡng chất cơ thể đang thiếu. Từ đó, giữ cơ thể ở trạng thái có đầy đủ năng lượng để hoạt động và luôn khỏe mạnh.
Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, chất đạm và dưỡng chất đáp ứng nhu cầu phục hồi dinh dưỡng và phát triển cơ thể.
Tăng năng lượng khẩu phần cho bữa ăn hàng ngày nếu không thể ăn đủ theo nhu cầu bằng cách:
Ăn nhiều món trong cùng một bữa. Tăng số lần ăn trong ngày nếu không thể ăn nhiều trong một lần.
Với trẻ suy dinh dưỡng cần cho ăn càng đặc càng tốt, sử dụng các loại bột để làm lỏng thức ăn đặc nhưng vẫn đảm bảo độ đậm đặc của thức ăn. Tăng thức ăn giàu năng lượng: thêm dầu mỡ vào thức ăn, dùng các loại thực phẩm cao năng lượng. Trường hợp trẻ còn bú mẹ cần tiếp tục cho bú mẹ kéo dài sau 12 tháng. Nếu không có sữa mẹ đủ, lựa chọn loại sữa thay thế phù hợp.
Với người mắc bệnh vừa khỏi ốm cần cho ăn tăng cường sau bệnh. Cần theo dõi định kỳ tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe nhất là t.rẻ e.m.
Với bà mẹ mang thai cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ trong quá trình mang thai, cần xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng các chất, đa dạng các loại thực phẩm. Trong trường hợp mẹ bị nghén, khó ăn, hãy sử dụng thêm các loại sữa. Tuy nhiên, nên chú ý tham khảo ý kiến của các chuyên gia để được tư vấn và lựa chọn thực phẩm bổ sung phù hợp.
Thường xuyên tập thể dục thể thao với cường độ hợp lý. Điều này giúp các cơ dẻo dai hơn, đảm bảo khả năng chuyển hóa dinh dưỡng của cơ thể luôn ở mức tốt. Lúc này, nguy cơ bị suy dinh dưỡng sẽ giảm được rất nhiều.
Cần đa dạng hóa bữa ăn hàng ngày.
4. Suy dinh dưỡng có chữa khỏi không?
Điều trị suy dinh dưỡng là quá trình rất lâu dài và có thể được cải thiện hoàn toàn. Người bệnh không nên nản lòng và ngừng tái khám. Ngoài ra nên chú ý và cải thiện môi trường sống xung quanh vì đây là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp ngăn ngừa bệnh. Cần theo dõi và tham khảo lịch tiêm chủng thật đầy đủ.
5. Lưu ý với t.rẻ e.m, người cao t.uổi, phụ nữ mang thai khi bị suy dinh dưỡng
Qua những thống kê cho thấy các nhóm người có nguy cơ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng là t.rẻ e.m, nhất là t.rẻ e.m ở vùng khó khăn; Người cao t.uổi, đặc biệt là những người nằm viện dài ngày; Người ở các vùng cách ly, khó đi chợ; Những người có bệnh tâm lý gặp khó khăn trong tiếp xúc,…
Đối với các em nhỏ, nguyên nhân gây suy dinh dưỡng có thể do trẻ không được ăn đủ, không được bú sữa mẹ đầy đủ. Đôi khi, suy dinh dưỡng cũng do cha mẹ cho trẻ sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh. Khi sức đề kháng giảm đi, trẻ cũng có thể phải đối diện với các bệnh lý đường ruột, hô hấp hay bệnh biếng ăn
Ở người già, khả năng chuyển hóa thực phẩm thành dinh dưỡng, năng lượng trong cơ thể đã không còn đảm bảo như trước. Kèm theo đó, khả năng ăn uống của họ cũng kém hơn thời trẻ rất nhiều. Do đó, dù tính toán lượng thực phẩm, chăm sóc tốt, người già vẫn có nguy cơ mắc suy dinh dưỡng khá cao. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng ở những người người bệnh nằm liệt giường, phải ăn bằng ống xông.
Tương tự như thời điểm dịch bệnh, chiến tranh, phân biệt sắc tộc… Những cá nhân sức khỏe yếu sống trong các khu vực này hầu hết đều bị suy dinh dưỡng do không thể tìm đủ nguồn thực phẩm thiết yếu.
Chính vì vậy, mọi người bệnh sẽ nhận được các lời khuyên về một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh. Một chế độ ăn đúng phải đáp ứng được nhu cầu năng lượng của cơ thể từ đầy đủ các nhóm chất bao gồm protein, lipid, glucid, chất khoáng và vitamin. Nếu không bổ sung được bằng cách ăn uống thông thường có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc uống.
Cần có kế hoạch được lập ra với các mục tiêu và cách thức thực hiện tùy từng trường hợp cụ thể. Người bị suy dinh dưỡng nặng hoặc không thể ăn được sẽ có chế độ ăn uống đặc biệt hơn. Nuôi ăn bằng ống sonde dạ dày được đặt qua miệng hoặc mũi và nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch là hai cách hỗ trợ ăn uống nhân tạo đang được sử dụng.
6. Chi phí khám chữa bệnh
Suy dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng quyết định tỷ lệ t.ử v.ong và bệnh tật ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới: Nó liên quan đến 45% tổng số ca t.ử v.ong ở t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi.
Khoảng 32,7 triệu t.rẻ e.m (4,8% tổng số t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi trên toàn thế giới) gầy còm ở mức độ trung bình (cho thấy suy dinh dưỡng cấp tính vừa phải). Có 14,3 triệu t.rẻ e.m trong độ t.uổi này bị gầy còm trầm trọng (biểu hiện suy dinh dưỡng cấp tính trầm trọng).
Suy dinh dưỡng không chỉ có ở t.rẻ e.m và người cao t.uổi mà ngay cả thanh niên, người trưởng thành cũng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng nếu không có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Suy dinh dưỡng ở người lớn t.uổi nguyên nhân chủ yếu chính là không hấp thu đủ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày; mà tác nhân chính là tình trạng kén ăn hoặc ăn ít. Điều này đến từ những thay đổi về thể chất như ăn kém ngon miệng, dễ đầy hơi, tiêu hóa kém, khả năng nhai nuốt giảm… và cả những thay đổi về cuộc sống như người lớn t.uổi sống một mình nên ngại nấu nướng, tâm lý ăn ít để giữ cân….
Chi phí khám dinh dưỡng (Cân đo chỉ số cơ thể – chiều cao, cân nặng, huyết áp; Khám và tư vấn dinh dưỡng với bác sĩ) có giá dao động từ 300.000 đồng đến 600.000 đồng. Nếu làm thêm các xét nghiệm cơ bản khác sẽ có chi phí cao hơn.
Tóm lại: Để điều trị suy dinh dưỡng hiệu quả thông thường, thay đổi chế độ ăn uống là biện pháp điều trị phổ biến nhất. Chế độ ăn uống có thể cần phải gia tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm, nhất là với t.rẻ e.m, người già yếu, hoặc dùng thêm các loại thuốc bổ sung dinh dưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Rối loạn tiêu hóa ở t.rẻ e.m: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. T.rẻ e.m bị rối loạn tiêu hóa lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, nguy cơ cao bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển hoặc bệnh nguy hiểm như viêm đại tràng.
1. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở t.rẻ e.m, cụ thể như sau:
Do hệ miễn dịch yếu
Từ 0 đến 6 t.uổi, hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn non yếu, chưa hoàn thiện. Do vậy, trẻ rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, nấm, ký sinh trùng xâm nhập gây nên các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Lúc này, vi khuẩn có lợi ở đường ruột chưa đủ mạnh bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi virus gây bệnh.
Do thực phẩm không đảm bảo
Việc cho trẻ ăn những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều chất bảo quản, dầu mỡ, đường hóa học… sẽ tác động xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Ngoài ra, với những bé còn bú mẹ, dinh dưỡng của mẹ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Mẹ ăn đồ sống hoặc ôi thiu, sử dụng nguồn nước không đảm bảo để chế biến sẽ dễ bị đau bụng, nôn trớ, thậm chí là tiêu chảy.
Do kháng sinh
Kháng sinh được cho là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở t.rẻ e.m, do khi đi vào đường ruột thì kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh, có khả năng t.iêu d.iệt cả vi khuẩn có hại và có lợi.
Do các bệnh lý
T.rẻ e.m hay tiết ra đờm chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh khi mắc các bệnh như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi… Khi trẻ nuốt đờm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột và rối loạn tiêu hóa là không thể tránh khỏi.
2. Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa
Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất đa dạng, phụ thuộc vào lứa t.uổi và nguyên nhân gây bệnh. Trẻ nhỏ có thể biểu hiện bằng quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ, chướng bụng, tiêu chảy. Trẻ lớn có thể than đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, táo bón hay tiêu chảy.
Đau bụng: Đau không liên tục, thường liên quan đến bữa ăn, có thể khởi phát với một loại thức ăn nhất định như sữa, thức ăn nhiều chất béo… Vị trí đau thường ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn. Trẻ nhỏ chưa biết nói thường biểu hiện bằng quấy khóc, đôi khi bỏ ăn.
Chán ăn: Trẻ ăn ít hoặc không chịu ăn. Mỗi cữ ăn hay cữ bú thường kéo dài hơn so với bình thường.
Chướng bụng: Bụng trẻ căng hơn bình thường, nhất là tại vùng thượng vị. Khi gõ vào thành bụng nghe tiếng vang. Triệu chứng đầy bụng và chướng bụng là do thức ăn chậm di chuyển trong ống tiêu hóa.
Buồn nôn và nôn ói: Trẻ có cảm giác buồn nôn khi đang ăn hoặc sau khi ăn một thời gian ngắn. Chất ói thường là thức ăn còn nguyên hoặc thức ăn chưa tiêu hóa hết.
Tiêu chảy: Tiêu chảy là khi trẻ đi tiêu phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tiêu chảy cấp thường hết sau 5 – 7 ngày. Một số trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài. Tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước và t.ử v.ong. Các trường hợp này cần đến khám tại các cơ sở y tế.
Rối loạn tiêu hóa là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ.
3. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có lây không?
Rối loạn tiêu hóa là hiện tượng cơ vòng trong hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, gây nên tình trạng đau bụng và những thay đổi trong vấn đề tiêu hóa thức ăn, không phải là bệnh lây nhiễm nên không thể lây.
4. Cách phòng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Để hạn chế và phòng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ hiệu quả, cha mẹ cần lưu ý:
Nên cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ ít nhất từ 4 – 6 tháng đầu để giúp hệ miễn dịch của trẻ được tốt hơn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đảm bảo vệ sinh cho cả mẹ và con. Đặc biệt người mẹ cần tránh đồ ăn chứa nhiều chất bảo quản không có lợi cho hệ tiêu hóa.
Không nên cho trẻ bú hoặc ăn quá no, vì sẽ gây hiện tượng chướng bụng, khó tiêu.
Tạo thói quen đi ngoài cho trẻ đúng giờ và theo dõi tình trạng phân của trẻ thường xuyên. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường thì có nghĩa trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa.
Giữ cơ thể và môi trường xung quanh trẻ luôn sạch sẽ, không tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh.
Cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ để tránh bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cũng như các bệnh lý khác.
Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, cha mẹ nên cho trẻ đi thăm khám ở cơ sở ý tế uy tín. Bác sĩ tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây bệnh của trẻ để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hoặc làm theo mẹo dân gian, vì cơ thể trẻ rất nhạy cảm, rất dễ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.
5. Điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Khi thấy trẻ có những biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và xác định nguyên nhân gây bệnh, nhằm điều trị bệnh kịp thời cho trẻ.
Tùy vào từng trẻ và các biểu hiện mà bác sĩ sẽ chỉ định phù hợp. Nhưng phần lớn trẻ bị bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định loại thuốc phù hợp với nguyên nhân. Một số loại thuốc thường được kê đơn bao gồm thuốc giảm đầy hơi, khó tiêu, thuốc chống tiêu chảy… Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung men vi sinh và uống Oresol để bổ sung nước, chất điện giải cho cơ thể.
Cha mẹ cần tuân thủ theo đúng chỉ định về liều lượng thuốc và thời gian dùng thuốc của bác sĩ.
Tuyệt đối không được tự ý điều trị cho trẻ bằng cách tự mua thuốc kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy, hoặc men tiêu hóa… để điều trị cho trẻ. Tất cả các loại thuốc cho trẻ sử dụng đều cần có sự chỉ định của bác sĩ. Điều trị sai cách, uống quá liều lượng thuốc, có thể khiến tình trạng sức khỏe của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Cha mẹ cần đảm bảo giữ gìn vệ sinh cho trẻ, đảm bảo thân thể của trẻ luôn được sạch sẽ, hướng dẫn trẻ thường xuyên rửa tay, chân.
Phòng sinh hoạt, học tập vui chơi của trẻ cũng cần đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng để tránh tình trạng vi khuẩn sinh sôi, phát triển và xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Khi trẻ đang bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần cẩn trọng về chế độ ăn của trẻ. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, hãy cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu vitamin, đa dạng thực phẩm, đặc biệt nên chọn loại thức ăn mềm để trẻ dễ tiêu hóa. Đây cũng là một lưu ý quan trọng trong việc điều trị rối loạn tiêu hóa ở t.rẻ e.m.