GiadinhNet – Đây chỉ là hai trường hợp điển hình trong số nhiều gia đình đã và đang cho con sử dụng các loại thuốc bắc, thuốc nam không rõ nguồn gốc để điều trị các bệnh về thận như: suy thận mạn, thận hư, viêm cầu thận,… gây ra nhiều nguy hiểm tính mạng cho trẻ.
Trời lạnh ngâm chân cực tốt nhưng đừng mắc sai lầm này vì rất dễ gây hại sức khỏe
GiadinhNet – Ngâm chân sẽ giúp chúng ta cải thiện lưu thông máu, giảm bớt đau đầu, giúp giấc ngủ sâu hơn. Nhưng không phải đối tượng nào cũng được phép ngâm và cách thức ngâm ra sao không phải ai cũng biết.
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết đơn vị đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi T.X.H. (6 tuổi, ở Hà Nội) cấp cứu trong tình trạng phù nề ở vùng chân và mặt, có nguy cơ quá tải dịch.
Khai thác bệnh sử được biết, suốt 2 tháng trước đó, gia đình không cho trẻ đi khám khi trẻ có biểu hiện sưng phù mắt, tay, chân mà tự ý điều trị bằng thuốc nam, châm cứu theo phương pháp dân gian truyền miệng. Tuy nhiên, bệnh tình của trẻ không thuyên giảm và ngày một nặng hơn, trẻ mệt mỏi, tiểu ít, tăng cân nhanh bất thường (tăng đến 6-7kg, tức khoảng 20% cân nặng trong thời gian ngắn).
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi được chẩn đoán mắc hội chứng thận hư tiên phát. Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành điều trị theo phác đồ của hội chứng thận hư tiên phát không đơn thuần. Đến ngày 6/12, tình trạng trẻ đã dần ổn định.
Ảnh minh họa
Liên quan đến bệnh thận, bệnh nhân N.A. (15 tuổi, ở Thanh Hóa) được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch do suy hô hấp, suy thận mạn.
Trước đó, vào tháng 2/2022, bố mẹ cháu A.phát hiện chân con bị phù nên đưa đi khám tại 2 bệnh viện ở Hà Nội và được chẩn đoán là mắc hội chứng thận hư.
Gia đình đưa con về điều trị tại bệnh viện địa phương. Nhưng do thấy kết quả chưa được như mong muốn nên không tuân thủ phác đồ của bác sĩ, gia đình tự ý cho A. chuyển sang dùng thuốc nam và thuốc bắc.
Khoảng 2 tháng sau, sức khỏe trẻ ngày một yếu đi, chân phù nặng hơn, cơ thể mệt mỏi. Ngày 4/12, N.A suy hô hấp, tăng huyết áp phải thở oxy để chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.
BS Nguyễn Thị Bích Ngọc, Khoa Thận và Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, do cháu đã suy thận mạn 3 tháng nay không uống thuốc đều và dùng thuốc nam nên tình trạng rất nặng, sẽ phải chạy thận nhân tạo trong khoảng 5 ngày, sau đó sẽ chuyển sang thẩm phân phúc mạc (lọc màng bụng). Trẻ vẫn có cơ hội được chữa trị nhưng sẽ là một cuộc chiến lâu dài và cần được thay thế thận.
Bác sĩ cho biết, đây chỉ là hai trường hợp điển hình trong số nhiều gia đình đã và đang cho con sử dụng các loại thuốc bắc, thuốc nam không rõ nguồn gốc để điều trị các bệnh về thận như: suy thận mạn, thận hư, viêm cầu thận,… gây ra nhiều nguy hiểm tính mạng cho trẻ.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của thầy thuốc. Phụ huynh không nên vì quá sốt ruột mà nghe những lời mách bảo, quảng cáo về các loại thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng điều trị, khiến con gặp nhiều biến chứng khôn lường.
5 dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận ở trẻ em cần được khám sớm
Suy thận thường không có triệu chứng rõ rệt nên phần lớn trường hợp nhập viện thường ở giai đoạn cuối. Vì thế, phụ huynh nếu thấy những dấu hiệu bệnh dưới đây cần đưa con đến cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời:
Trẻ có dấu hiệu sưng phù ở mắt sau khi ngủ dậy cần được đi khám sớm. Ảnh minh họa
– Trẻ có dấu hiệu sưng phù ở mắt sau khi ngủ dậy, sau đó sưng toàn bộ cơ thể như tay, chân, bụng, lưng… Khi lượng ure trong máu tăng cao đột ngột (vượt nồng độ 20-30 mmol/l), tình trạng phù nề sẽ diễn ra rất nhanh.
– Tiểu ít, tiểu khó, tiểu buốt, tiểu nhiều về đêm… Nước tiểu của bé có màu đỏ do lẫn với máu, màu đục. Khi tình trạng này kéo dài, trẻ có thể bị bí tiểu, không tiểu được. Tiểu nhiều lần về đêm là dấu hiệu suy thận hay gặp nhất.
– Khi bị suy thận, trẻ thường bị run tay chân nhiều, khó kiểm soát và kèm theo những triệu chứng như uể oải, mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn… Nếu người nhà không phát hiện sớm và xử lý kịp thời, trẻ có nguy cơ bị đe dọa tính mạng.
– Trẻ thường xuyên bị thở khò khè, chóng mặt, thở dốc, tức ngực… do lượng oxi không đủ cung cấp cho cơ thể.Ngoài ra, trong giai đoạn đầu của bệnh suy thận, cơ thể của trẻ không thải được chất độc nên bị tích tụ, gây ra mùi khó chịu cho hơi thở.
-Trẻ thường cảm thấy chán ăn, thường xuyên mệt mỏi, chỉ muốn nằm yên một chỗ. Dễ bị nôn, luôn trong tình trạng buồn nôn, nhất là khi ngửi mùi thức ăn.
Cách phòng ngừa suy thận ở trẻ
– Trẻ có khả năng bị suy thận bẩm sinh từ khi còn trong bụng mẹ. Vì thế, trong thai kỳ, thai phụ cần thường xuyên khám thai để phát hiện sớm những dị tật bẩm sinh và bệnh suy thận ở trẻ.
– Giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ. Người nhà nên cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm ít chất béo, ăn nhiều rau củ quả, uống đủ nước mỗi ngày kết hợp vận động phù hợp.
– Khi trẻ bị bệnh, người nhà không tự ý mua thuốc theo triệu chứng, tránh cho trẻ uống thuốc bừa bãi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chức năng thải độc của thận.
Người đàn ông chưa vợ nhưng trải qua 15 lần đốt sùi mào gà bệnh vẫn không khỏi
GiadinhNet – Qua khai thác tiền sử, nam bệnh nhân cho hay chưa có vợ con nhưng quan hệ một lần duy nhất bị rách bao.