GĐXH – Nhiều thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày có thể là ‘thủ phạm’ gây hại khủng khiếp cho gan.
Bé 8 tuổi hôn mê sâu do biến chứng của cúm B, bác sĩ chỉ rõ sai lầm nhiều người đang mắc phải vì chủ quan!
GĐXH – Một thực tế đáng báo động là khi thấy trẻ bị cúm, các gia đình thường không đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám, thay vào đó sẽ tự mua thuốc về điều trị tại nhà.
Thực phẩm bị hỏng, nấm mốc
Ảnh minh họa
Nhiều người quan niệm rằng chỉ cần loại bỏ những phần bị mốc, phơi nắng và đun ở nhiệt độ cao, nấm mốc và vi khuẩn trong thực phẩm sẽ bị tiêu diệt. Nhưng thực tế không phải vậy, các loại ngũ cốc, hạt bị mốc sẽ không chỉ tạo ra mùi hôi đặc trưng mà còn bên trong nó sẽ sản sinh ra một loại chất gây ung thư được gọi là aflatoxin, chất độc hại này có tính độc, hại gan cực mạnh, độc tính của nó thậm chí cao gấp 68 lần so với asen.
Vì vậy, những thực phẩm đã có dấu hiệu hư hỏng, nấm mốc thì mạnh dạn nên vứt bỏ.
Thức ăn nhiều chất béo
Ảnh minh họa
Gan là trung tâm vận chuyển chất béo. Sau khi tiêu hóa và hấp thụ, một phần chất béo đi vào gan, và sau đó được chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể để lưu trữ. Khi bạn đói, chất béo dự trữ trong cơ thể sẽ được vận chuyển đến gan và sau đó được phân hủy.
Thức ăn nhiều dầu mỡ có thể khiến mỡ tích trong gan. Ăn quá nhiều đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo dễ dẫn đến rối loạn chuyển hóa mỡ, khiến mỡ tích tụ trong gan hình thành gan nhiễm mỡ.
Thực phẩm muối chua
Ảnh minh họa
Thực phẩm muối chua từ lâu đã trở thành món yêu thích của nhiều gia đình. Tuy nhiên, đây là nhóm thực phẩm được WHO liệt vào các danh sách các thực phẩm chứa chất gây K. Ngoài K dạ dày, giữa K gan và thực phẩm muối chua cũng có mối quan hệ mật thiết do gan là cơ quan giải độc lớn nhất trong cơ thể.
Thực phẩm nướng tẩm ướp
Ảnh minh họa
Sau khi nhiều loại thực phẩm được hun khói và nướng, chúng quả thực rất thơm, thu hút nhiều người.
Tuy nhiên, một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi thịt được nướng trực tiếp ở nhiệt độ cao, chất béo bị phân hủy nhỏ giọt trên lửa than, sau đó kết hợp với protein trong thịt tạo ra chất gây ung thư gọi là benzopyrene. Khói nướng cũng có chứa chất gây ung thư này, sẽ làm tăng gánh nặng cho gan.
Bia rượu
Ảnh minh họa
Khi chúng ra thường xuyên uống bia rượu thì chất cồn từ đồ uống này được hấp thụ nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Chỉ 10% lượng cồn đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu; còn 90% còn lại đi thẳng qua gan, khiến gan nhiễm độc nặng nề.
Khi gan bị hư tổn sẽ khiến gan suy giảm khả năng giải độc các độc tố ứ đọng trong gan ngày một nhiều càng làm gan nhiễm độc nặng nề khiến cho nhiều bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Thuốc, thực phẩm chức năng
Ảnh minh họa
Nhiều người cho rằng thuốc tây chữa các bệnh nếu lạm dụng sẽ hại gan, còn thuốc bổ, vitamin dùng thoải mái vì bổ sung các vi chất thiếu hụt mà cơ thể không tổng hợp được. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Việc lạm dụng thuốc kể cả thuốc bổ cũng hại gan, gây tổn thương gan.
Nghiên cứu cho thấy, viêm gan do thuốc là một vấn đề khá phổ biến, với tỷ lệ lên đến 10% trong các phản ứng phụ do thuốc gây ra. Hầu hết thuốc dù được dùng bằng đường uống, tiêm, xịt hít qua mũi hoặc dán trên da… đều được chuyển hóa tại gan; sau đó sẽ được bài tiết qua mật hoặc nước tiểu.
Làm gì để lá gan luôn khỏe mạnh
– Để lá gan khỏe mạnh cần phải có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Hằng này cần uống đủ nước.
– Không ăn nhiều đồ béo như chiên rán, quay, đồ ăn nhanh; không sử dụng thực phẩm chứa chất độc hại.
– Ngủ đủ giấc, 7-8 tiếng một ngày để gan được nghỉ ngơi, hồi phục.
– Nếu phải sử dụng thuốc cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
– Xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
Ăn bưởi, kể cả bưởi ngọt cũng cần tránh sai lầm này nếu không sẽ gây hại sức khỏe
GĐXH – Bưởi là loại trái cây được khuyến khích sử dụng hàng ngày vì mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên trong nhiều trường hợp lại được khuyến cáo không nên ăn.