Bị bệnh tăng huyết áp, mắt người đàn ông 45 tuổi dọa mù

GĐXH – Bị đã vài năm nhưng ông Nguyễn Văn Năm (45 tuổi, Phú Thọ) chủ quan không điều trị, đến khi cả hai mắt đột ngột nhìn mờ mới phát hiện nguyên nhân là do căn bệnh này.

Biến chứng của  có thể gây mù

Ông Năm cho biết, cách đây 5 năm, ông thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, tức ngực. Tự uống thuốc điều trị tại nhà không khỏi, ông mới đi khám phát hiện bị bệnh tăng huyết áp. Uống thuốc theo đơn của bác sĩ, ông thấy bệnh tình thuyên giảm. Sau đó lại rơi đúng thời điểm dịch bệnh Covid-19 nên ông Năm chưa lần nào tái khám.

Thời gian gần đây, ông thấy mắt phải đột ngột nhìn mờ hơn hẳn. Cứ nghĩ do thường xuyên thức khuya, làm việc nhiều với máy tính nên ông đã điều chỉnh thời gian làm việc nhưng tình trạng không thay đổi. Khám mắt tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, bác sĩ phát hiện tình trạng mắt mờ của ông là biến chứng của bệnh tăng huyết áp, nếu không điều trị kịp thời có thể mất thị lực.

photo-1698982486563

Bác sĩ Anh Thư khuyến cáo bệnh nhân về bệnh tăng huyết áp có thể gây biến chứng nguy hiểm ở mắt

ThS.BS Mai Thị Anh Thư – Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết: Bệnh nhân có tiền sử bệnh tăng huyết áp. Huyết áp đo được lên tới >180/120 mmHg kèm theo dấu hiệu mắt nhìn mờ.

Huyết áp cao kéo dài sẽ làm tổn thương các mạch máu trong võng mạc, co thắt động mạch, giãn tĩnh mạch, phù gai thị, xuất huyết võng mạc, xuất huyết dịch kính, tổn thương tế bào thần kinh thị giác dẫn đến mờ mắt hoặc thậm chí là mù mắt vĩnh viễn.

Tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng ở mắt, trừ trường hợp tăng huyết áp cấp tính như trường hợp của bệnh nhân Năm sẽ kèm theo dấu hiệu nhức đầu, mờ mắt, sợ ánh sáng. Bên cạnh đó, nhiều người vẫn thường nghĩ bệnh cao huyết áp là bệnh lý tim mạch của người già nên khi xuất hiện triệu chứng nhìn mờ sẽ không nghĩ là do biến chứng của tăng huyết áp.

Cấp cứu tốt nhất trong 2 giờ đầu

Theo các bác sĩ, hiện nay, chưa có thuốc đặc trị cho các bệnh về mắt do ảnh hưởng của bệnh tăng huyết áp. Phương pháp chủ yếu vẫn là điều trị tăng huyết áp, nhằm hạn chế tối đa và ngăn ngừa biến chứng ở mắt.

Trường hợp mất thị lực đột ngột ở 1 bên mắt, theo ThS.BS Anh Thư cần phải đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt có kinh nghiệm để điều trị như một bệnh cấp cứu (tốt nhất trong vòng 2 giờ đầu).

Để phòng ngừa biến chứng ở mắt do bệnh tăng huyết áp, người bệnh cần phải điều trị và kiểm soát chỉ số huyết áp ở mức ổn định, tầm soát các yếu tố nguy cơ, khám mắt định kỳ, tránh gây tổn thương mắt…

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc và thăm khám định kỳ, xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh, chế độ dinh dưỡng phù hợp để việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt. Kết hợp sử dụng các sản phẩm bổ mắt theo chỉ định, đeo kính bảo vệ mắt.

Theo ThS.BS Anh Thư, những tổn thương ở mắt do bệnh tăng huyết áp có thể tiến triển khá âm thầm và qua nhiều giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.

Một số trường hợp bệnh diễn biến cấp tính do tắc động mạch hoặc tĩnh mạch võng mạc, gây giảm thị lực đột ngột, tiên lượng khả năng hồi phục thị lực phụ thuộc vào mức độ tổn thương, thời gian bệnh khởi phát triệu chứng và mức độ tăng huyết áp. Kiểm soát huyết áp là phương pháp điều trị dự phòng hiệu quả nhất giúp hạn chế các biến chứng mắt.

Loại quả của Việt Nam khiến thị trường Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc mê mẩn, xuất khẩu hàng trăm triệu USD

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *